Hải sâm trôi dạt vào bờ chưa xác định nguyên nhân cụ thể
Ông Phan Cước ở thị trấn Thuận An cho biết, hải sâm trôi dạt trên biển chỉ cách bờ chừng vài trăm mét, những con đã chết hẳn trôi dạt vào bờ.
Hàng trăm người dân đổ xô đưa thuyền ra biển để vớt, những hộ phát hiện đầu tiên có thể vớt được hàng chục kg hải sâm tươi, hộ ít nhất cũng vài kg.
Riêng ông Phan Cước phát hiện cách đây hai ngày, đến nay vớt được chừng 5kg. Có hộ bán hải sâm tươi, giá từ trên 500 ngàn đồng/kg, còn nếu phơi khô thì giá cao hơn.
Được biết, các lái buôn tại địa phương thu mua hải sâm, sau đó nhập vào thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh cho biết, đến nay vẫn chưa xác định cụ thể và chính xác nguyên nhân hải sâm chết, trôi dạt vào bờ biển Thuận An và Phú Thuận.
Đánh giá bước đầu, hải sâm là loài sinh sống và trú ẩn ở các vùng rạn san hô, khi bị tác động từ môi trường, như nguồn nước nóng, ấm dần lên, hay bị sóng đánh, thủy triều bất thường dẫn đến chết, trôi dạt vào bờ.
Hiện nay, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các cơ quan chức năng đang tiếp tục theo dõi, đánh giá cụ thể nguyên nhân hải sâm bị chết.
Theo các chuyên gia hải sản, hải sâm (tên gọi dân gian là đỉa biển), là nhóm động vật biển thuộc lớp Holothuroidea, thân dài và da có lông, có xương trong nằm ngay dưới da, sống trong lòng biển trên khắp thế giới.
Hải sâm là loài vật chuyên ăn xác chết của động vật dưới biển, là vệ sinh viên của biển; thức ăn khác của chúng là phù du và các chất hữu cơ dưới biển.
Có thể tìm thấy chúng với số lượng lớn ở cạnh các trang trại nuôi cá biển. Tùy vào điều khiện thời tiết, một cá thể hải sâm có thể sản xuất hàng ngàn giao tử.
Có thể bạn quan tâm
Cá ngừ là mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam chỉ đứng sau cá tra và tôm. Trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đạt trên 400 triệu USD.
Sáng (22/9), Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp cùng tổ chức hội thảo Xây dựng thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam.
Hàng chục cây thốt nốt có tuổi đời trên 20 năm tuổi lần lượt bị nhóm thương lái thu mua ồ ạt ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, An Giang trong mấy ngày qua.
Giá gà công nghiệp tại khu vực Đông Nam bộ đã tăng khoảng 4.000 đồng/kg sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm do tác động của thịt gà đông lạnh nhập khẩu.
Hiện nay toàn huyện Châu Thành có khoảng 79,5ha/695ha vườn chanh nhiễm các loại sâu bệnh, trong đó có 20ha vườn nhiễm bệnh ghẻ nham với tỷ lệ 5-10%, 40ha nhiễm bệnh vàng lá thối rễ với tỷ lệ nhiễm nhẹ từ 5-10% và bệnh ghẻ loét với diện tích là 19,5ha.