Hải sâm trôi dạt vào bờ chưa xác định nguyên nhân cụ thể
Ông Phan Cước ở thị trấn Thuận An cho biết, hải sâm trôi dạt trên biển chỉ cách bờ chừng vài trăm mét, những con đã chết hẳn trôi dạt vào bờ.
Hàng trăm người dân đổ xô đưa thuyền ra biển để vớt, những hộ phát hiện đầu tiên có thể vớt được hàng chục kg hải sâm tươi, hộ ít nhất cũng vài kg.
Riêng ông Phan Cước phát hiện cách đây hai ngày, đến nay vớt được chừng 5kg. Có hộ bán hải sâm tươi, giá từ trên 500 ngàn đồng/kg, còn nếu phơi khô thì giá cao hơn.
Được biết, các lái buôn tại địa phương thu mua hải sâm, sau đó nhập vào thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh cho biết, đến nay vẫn chưa xác định cụ thể và chính xác nguyên nhân hải sâm chết, trôi dạt vào bờ biển Thuận An và Phú Thuận.
Đánh giá bước đầu, hải sâm là loài sinh sống và trú ẩn ở các vùng rạn san hô, khi bị tác động từ môi trường, như nguồn nước nóng, ấm dần lên, hay bị sóng đánh, thủy triều bất thường dẫn đến chết, trôi dạt vào bờ.
Hiện nay, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các cơ quan chức năng đang tiếp tục theo dõi, đánh giá cụ thể nguyên nhân hải sâm bị chết.
Theo các chuyên gia hải sản, hải sâm (tên gọi dân gian là đỉa biển), là nhóm động vật biển thuộc lớp Holothuroidea, thân dài và da có lông, có xương trong nằm ngay dưới da, sống trong lòng biển trên khắp thế giới.
Hải sâm là loài vật chuyên ăn xác chết của động vật dưới biển, là vệ sinh viên của biển; thức ăn khác của chúng là phù du và các chất hữu cơ dưới biển.
Có thể tìm thấy chúng với số lượng lớn ở cạnh các trang trại nuôi cá biển. Tùy vào điều khiện thời tiết, một cá thể hải sâm có thể sản xuất hàng ngàn giao tử.
Related news
Ngày 20 tháng 9 năm 2013, Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện Đăk Mil (Đăk Nông) đã tổ chức Hội thảo tổng kết mô hình nuôi cá rô đầu vuông tại một hộ nông dân thực hiện mô hình ở xã Đăk Lao.
Tính từ đầu năm đến nay, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản trong toàn tỉnh Cà Mau đạt 339.765 tấn, trong đó có 114.215 tấn tôm, còn lại là các loại thuỷ sản khác, đạt gần 80% kế hoạch, tăng 3,2% so cùng kỳ năm trước.
Thời gian gần đây, bà con trồng sả ở huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) phấn khởi do giá sả liên tục ổn định ở mức cao trong hai năm qua, nhiều nông dân trồng sả thu lợi nhuận gần 150 triệu đồng/năm. Chính vì vậy, đến nay diện tích trồng sả toàn huyện đạt gần 450 hecta, tăng gấp 10 lần so với đầu năm.
Những năm gần đây, được hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp, nhiều địa phương đã mạnh dạn hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, chuyển giao kỹ thuật, phát triển nhiều mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Bhríu Pố (thôn A Rớh, xã Lăng, Tây Giang) - người được mệnh danh là “vua sâm ba kích” của Quảng Nam bây giờ vẫn gắn chặt với núi rừng và những cây ba kích của mình. Trăn trở lớn nhất của ông là làm thế nào để giống cây quý hiếm này trở thành loại cây chủ lực giúp nhân dân địa phương thoát nghèo.