Hải Phòng Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Theo Hướng VietGAP

Từ ngày 12 - 16/5/2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP” nhằm cung cấp kỹ năng, kiến thức cho khuyến nông viên và cộng tác viên khuyến nông về quy phạm VietGAP trong nuôi tôm thẻ chân trắng.
Trực tiếp tham gia giảng dạy khóa học TS. Hà Thanh Tùng - Giảng viên đến từ Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định nuôi trồng thủy sản - Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Tham dự tập huấn có 30 học viên là cán bộ khuyến nông khuyến ngư viên và cộng tác viên khuyến nông cơ sở.
Phát biểu tại lễ khai giảng đồng chí Lê Trung Kiên, Phó GĐ Trung tâm KNKN Hải Phòng nhấn mạnh vai trò và sự cần thiết của việc áp dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản, đồng thời cũng mong muốn sau khóa học tất cả các học viên sẽ được trang bị những kiến thức và nâng cao kỹ năng giảng dạy để truyền đạt, thực hiện tập huấn lại cho nông dân, ngư dân làm nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Nội dung của lớp tập huấn cung cấp cho học viên quy phạm thực hành sản xuất tốt được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí cơ bản: Đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường, an toàn xã hội và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
Các học viên cũng sẽ được trang bị kiến thức về VietGAP trong nuôi trồng thủy sản, chuẩn bị cải tạo đầm nuôi, lựa chọn con giống thả nuôi, phòng trị bệnh và giới thiệu một số tiến bộ kỹ thuật mới về thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học phục vụ nuôi trồng thủy sản của Công ty cổ phần phát triển Vicato...
Related news

Trước tình hình dịch tai xanh ở lợn và lở mồm long móng ở gia súc xuất hiện trở lại tại nhiều địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương, ngành liên quan khẩn trương triển khai mọi biện pháp để nhanh chóng khống chế các ổ dịch, không để lây lan ra diện rộng; đồng thời ngăn chặn kịp thời các ổ dịch phát sinh trên các địa bàn khác.

Trong những năm gần đây, tại Tây Ninh, nhiều người dân đổ xô mua thỏ về nuôi, kiếm thêm thu nhập. Thời điểm cách đây chừng 5 năm, thỏ có giá, nhiều gia đình có lãi lớn khi nuôi thỏ. Hộ ít nhất cũng dư được 3 triệu đồng, hộ nhiều nhất cũng vài chục triệu đồng mỗi tháng. Thế nhưng, hiện nay, nghề nuôi thỏ đang rất bấp bênh về thị trường, giá cả lên xuống thất thường, khiến người nuôi lao đao.

Nhằm hướng bà con ngư dân sản xuất sản phẩm sạch, được Trung tâm Khuyến nông quốc gia hỗ trợ vốn và kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông lâm ngư Thừa Thiên Huế triển khai mô hình "Phát triển nuôi tôm sú theo quy trình GAP".

Không chỉ thiếu nước vì hạn hán, nhiều diện tích lúa ở hầu hết các địa phương trong tỉnh đang bị chuột cắn phá và sâu bệnh hoành hành, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ khiến bà con nông dân lo lắng.

Hiện nay, sản lượng đường trong nước đang dư thừa, tồn kho tăng cao trong khi đó tình hình buôn lậu đường ở một số cửa khẩu diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất và tiêu thụ đường trong nước...