Hãi hùng heo sữa bẩn vẫn có dấu kiểm dịch

Trạm kiểm dịch động vật Xuân Hiệp (Chi cục Thú y TP.HCM) cho biết vừa phối hợp với lực lượng quản lý thị trường Q.Thủ Đức, CSGT Bình Triệu (Công an TP.HCM) mật phục bắt quả tang một xe khách Quảng Ngãi vận chuyển lượng lớn mỡ heo thối, heo sữa bẩn vào TP.HCM tiêu thụ.
Theo đó, rạng sáng cùng ngày đoàn liên ngành chốt chặn trên quốc lộ 1 (khu vực cầu vượt Linh Xuân, P.Linh Xuân, Q.Thủ Đức) phát hiện xe khách do tài xế Tạ Ngọc Trịnh (35 tuổi, quê Quảng Ngãi) cầm lái có dấu hiệu nghi vấn nên kiểm tra.
Đoàn phát hiện trên sàn và khoang hành lý xe khách có một thùng xốp đựng 100kg heo sữa làm sẵn, 12 bao tải đựng 960kg mỡ heo.
Toàn bộ số hàng trên đều không giấy chứng nhận kiểm dịch, rỉ dịch và bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Đặc biệt dù không có giấy kiểm dịch nhưng trong quá trình kiểm tra lô heo sữa bẩn, đoàn liên ngành phát hiện trên thân heo đều được đóng dấu vuông, màu đen xác nhận kiểm tra thú y!?
Theo một cán bộ Chi cục Thú y TP.HCM, hiện tượng có dấu kiểm tra thú y nhưng không có giấy kiểm dịch có thể do không đủ điều kiện xuất tỉnh, không đăng ký kiểm dịch tại địa phương hoặc chủ hàng dùng con dấu giả tự đóng dấu để qua mặt cơ quan chức năng.
Ông Nguyễn Ngọc Sen - trạm trưởng Trạm kiểm dịch động vật Xuân Hiệp - cho biết đây là lần thứ hai xe khách trên bị bắt quả tang vận chuyển sản phẩm động vật trái phép vào TP.HCM, lần đầu vào tháng 1-2015.
Các loại sản phẩm mỡ thối, heo sữa bẩn nếu “lọt” vào TP được các đầu nậu đưa về cơ sở chế biến thành tóp mỡ, heo quay cung ứng cho các nhà hàng, quán nhậu.
Trạm đã lập biên bản xử phạt tài xế Trịnh gần 13 triệu đồng và tiêu hủy toàn bộ lô hàng.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 24-11, Thương vụ Việt Nam tại Úc (Bộ Công Thương) cho biết trong tháng 10-2014, Việt Nam có hai mặt hàng vi phạm khi nhập khẩu hàng thực phẩm vào Úc.

Với giá này thì người trồng cỏ chịu lỗ từ 3.000 đến 5.000 đồng/m2. Mặt khác, người trồng cỏ nhung chưa có đầu ra ổn định, dù sản phẩm cỏ được bán ra nhiều tỉnh, thành hay xuất khẩu nước ngoài nhưng phải thông qua nhiều trung gian nên nông dân bị ép giá.

Theo Cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương, trung bình hàng năm lực lượng QLTT phát hiện, xử lý khoảng 300 vụ vi phạm, xử phạt hành chính hàng tỷ đồng. Nhưng đến nay, buôn lậu phân bón giả vẫn tràn lan và ngày càng phức tạp. Các vụ vi phạm chủ yếu vẫn là sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng, nhái nhãn mác… tập trung nhiều các tỉnh như An Giang, Long An, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bến Tre, Đồng Nai, Lâm Đồng.

Những ngày qua, người trồng chanh ở các tỉnh ĐBSCL “ăn ngủ không yên” vì giá chanh tươi tuột dốc thê thảm. Theo ghi nhận, giá chanh tươi loại 1 ở Long An và Bến Tre chỉ còn 7.000-10.000 đồng/kg, riêng chanh “dạt” chỉ còn hơn 2.000-4.000 đồng/kg.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 11 ước đạt 2,66 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 11 tháng đầu năm 2014 lên 28,20 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2013.