Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hơn nửa triệu 1kg cá niên đặc sản Quảng Ngãi

Hơn nửa triệu 1kg cá niên đặc sản Quảng Ngãi
Ngày đăng: 17/11/2015

Cá niên còn được đồng bào thiểu số người Hrê gọi là Cai-lin, còn người Kor gọi là Ca-da-lết, Jia-liếc.

Theo một số tài liệu thì cá niên có tên khoa học là Onychostoma gerlachi, thuộc họ cá chép.

Cũng như một số tỉnh, thành miền Trung ở Quảng Nam, Bình Định... cá niên Quảng Ngãi được phân bố trên nhiều con sông suối của miền núi.

Cá niên đặc sản Quảng Ngãi có mức giá không hề rẻ

Loài cá này thường sống theo bầy đàn và cư trú tập trung nhiều ở những vùng nước sâu dọc các con sông, suối đầu nguồn... thế nhưng chỗ ưa thích nhất của cá niên là dưới chân các con thác, ghềnh đá, đặc biệt là dưới những chân thác bọt nước tung trắng xóa.

Khu vực nước sông, suối chảy là nơi cá niên thường hay sinh sống.

Dù luôn bơi ngược dòng nước xiết, thế nhưng không bao giờ cá niên vượt thác. Thức ăn chính của cá niên là rêu và con hà... bám trên gờ đá.

Kích cỡ của cá niên trung bình chỉ nhỉnh hơn ngón tay cái người lớn. Tuy nhiên tại một số vùng như Trà Bồng, Tây Trà... cá niên đặc sản Quảng Ngãi đánh bắt được to đến 2 - 3 ngón tay của người lớn.

Anh Đinh Văn Nhim (32 tuổi, xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi) - người có thâm niên hơn 10 năm trong việc săn bắt cá niên bộc bạch:

“Cá niên có thể đánh bắt được quanh năm, nhưng nhiều nhất vào mùa hè khi dòng nước ở các con sông suối cạn và trong.

Để đánh bắt thì có nhiều hình thức khác, thế nhưng phổ biến nhất là quăng chài, thả lưới và dùng súng bắn tên tự tạo hoặc đoọc để đâm".

Một trong những hình thức đánh bắt phổ biến là quăng chài.

Ban ngày loài cá niên nhanh nhẹn và khôn khéo, hơn nữa lại sống gần chân thác, ghềnh nên rất khó bắt.

Tuy nhiên vào ban đêm cá niên di chuyển chậm hơn nên người dân hay chọn thời điểm này, rồi dùng đèn soi để đâm bắt.

Già Phạm Văn Bun (64 tuổi, xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) kể: "Hơn 10 năm về trước, cá niên ở các con sông suối trên địa bàn Ba Tơ nhiều lắm.

Theo đó có hôm đi thả lưới được một vài kí là bình thường".

"Tuy nhiên gần đây, khi cá niên được nhiều người biết đến và trở thành đặc sản nên giá rất cao, dẫn đến số lượng người tham gia đánh bắt đông hơn.

Bên cạnh đó hình thức đánh bắt là chích điện nên cá niên hiếm dần. Nhiều khi đi cả đêm mới bắt được vài lạng, nửa kí", anh Phạm Dách, ở xã Ba Vinh, cùng huyện kể.

Theo đó giá cá niên đặc sản Quảng Ngãi cũng tăng vọt, có thời điểm lên đến 600.000 đồng/kg, trở thành một trong những sản vật đắt tiền tại địa phương này.


Có thể bạn quan tâm

Hà Nội Đào Tạo Giảng Viên Quản Lý Dịch Hại Tổng Hợp Trên Rau Hà Nội Đào Tạo Giảng Viên Quản Lý Dịch Hại Tổng Hợp Trên Rau

Ngày 15/8, tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Chi Cục Bảo vệ thực vật Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) tổ chức Hội nghị đầu bờ Khóa đào tạo giảng viên quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên rau cho 30 học viên là các cán bộ BVTV của 6 huyện trên địa bàn TP.

18/08/2014
Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Gà Thả Vườn An Toàn Sinh Học Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Gà Thả Vườn An Toàn Sinh Học Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số

Tại buổi tập huấn, học viên được phổ biến những kiến thức về quy trình kỹ thuật, phương án nâng cao chất lượng gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học; các bước chuẩn bị điều kiện nuôi, chuồng trại, chọn giống, cách chăm sóc nuôi dưỡng, chọn thức ăn, vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh thường gặp ở gà…

18/08/2014
Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Lợn Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Lợn

Với bản tính siêng năng, dám nghĩ, dám làm, chị Poòng Thị Luyến, khối 13, thị trấn Mường Chà (huyện Mường Chà) đã vươn lên thoát nghèo nhờ nuôi lợn.

18/08/2014
Hơn 75ha Lúa Mùa Bị Ngập Úng Hơn 75ha Lúa Mùa Bị Ngập Úng

Trận mưa lớn trên địa bàn huyện Tủa Chùa kéo dài từ ngày 13 - 14/8 gây ngập úng hơn 75ha lúa mùa tại các xã: Mường Báng, Mường Đun, Tủa Thàng, Xá Nhè. Mưa lũ làm 80m kênh của công trình thủy lợi xã Tủa Thàng bị nước cuốn trôi; một số điểm tuyến đường Mường Báng - Xá Nhè bị ách tắc cục bộ. Ngay sau khi xảy ra mưa lũ, huyện Tủa Chùa chỉ đạo đơn vị chức năng cử cán bộ kịp thời xuống địa bàn kiểm tra, thống kê thiệt hại, động viên nhân dân ổn định sản xuất; đảm bảo giao thông trên các tuyến bị ách tắc cục bộ. Ước tính, từ đầu tháng 8 tới nay, mưa lớn trên địa bàn huyện Tủa Chùa gây thiệt hại hơn 993 triệu đồng.

18/08/2014
Trụ Tiêu “Sống”lợi Nhiều Mặt Trụ Tiêu “Sống”lợi Nhiều Mặt

Trước đây, ở Tây Nguyên, cây hồ tiêu được người trồng trên các loại trụ “chết” như gỗ hoặc gạch, bê tông... Thời gian gần đây, nông dân đang chuyển dần sang các loại trụ “sống” như keo dậu, lồng mức, muồng đen…

18/08/2014