Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên sông Đà

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên sông Đà
Ngày đăng: 17/11/2015

Tỉnh Hòa Bình có tiềm năng lớn để nuôi trồng và khai thác thủy sản

Hệ thống sông, suối của tỉnh được phân bố đồng đều với tổng chiều dài 393km, riêng sông Đà dài nhất 151km bao gồm cả hạ lưu và thượng lưu thủy điện Hòa Bình

Hồ chứa thủy điện dài 80km, có diện tích gần 8.900 ha là tiềm năng lớn để phát triển nghề cá

Việc nuôi trồng, khai thác thủy sản trên sông Đà góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho hàng nghìn hộ dân

Thế nhưng nguồn lợi thủy sản sông Đà đang bị đe dọa và sụt giảm do việc đánh bắt, khai thác quá mức

Vì vậy rất cần những giải pháp đồng bộ để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát triển bền vững nghề nuôi trồng, khai thác thủy sản trên sông Đà

Suy giảm nguồn lợi thủy sản

Nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình đang có sự suy giảm nghiêm trọng

Theo kết quả nghiên cứu năm 2002, khu hệ lưu vực sông Đà hiện có 174 loài cá thuộc 85 giống, 19 họ, 6 bộ

Trong đó, bộ cá chép có thành phần phong phú nhất với 123 loài thuộc 59 giống, chiếm 70, 6% tổng loài

Tiếp đến là bộ cá nheo với 28 loài thuộc 12 giống, chiếm 16% số loài

Đáng chú ý là khu hệ cá lưu vực sông Đà có tới 19 loài có giá trị kinh tế cao, 8 loài các quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam, trong đó có cá chiên, anh vũ, dầm xanh

Trong số 174 loài cá có mặt tại lưu vực sông Đà có 99 loài phân bố ở sông, 102 loài phân bố ở suối và 29 loài phân bố cả ở sông và suối

Năm 2007, sản lượng khai thác cá tự nhiên trên sông Đà ước tính 500 tấn/năm

Những loài cá kinh tế được khai thác sản lượng khá cao như cá mòi 300 tấn/năm, cá cháy 50 tấn/năm, cá chày 60 tấn/năm, cá lành canh 30 tấn/năm, cá ngạnh 30 tấn/nămCác loài cá được khai thác chủ yếu là mè, trắm, trôi, chép, chiên, quất, dầm xanh, anh vũ, chày, mương, nhằng, chắt hỏa, ngạnh, trêSản lượng khai thác một số loài cá chủ yếu trên hồ Hòa Bình những năm gần đây giảm đáng kể, chỉ bằng khoảng 10 - 20% so với trước đây

Những khu vực vốn có nhiều loài cá quý như dầm xanh, anh vũ, chiên, lăng nay đang ít dần

Một số loài cá có nguồn gốc từ vùng nước lợ cửa sông trước vốn nhiều như cá chày, cá mòi nay không còn thấy xuất hiện nữa

Khai thác, đánh bắt thủy sản quá mức

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng và ngày càng cạn kiệt về nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình là do hoạt động đánh bắt quá mức của con người bằng các phương tiện hủy diệt như điện, thuốc nổ

Cá bị xua đuổi nên đi đẻ ở các bãi đẻ nhỏ, phân tán ở những nơi hiểm trở, nhiều thác ghềnh trên vùng thượng nguồn

Theo điều tra sơ bộ, hồ Hòa Bình có 1460 thuyền các loại, trong đó có hàng trăm thuyền gắn máy, công suất 1799 CV, 1139 tấm lưới, gần 500 vó đèn; lưới 3 lớp 1200 tấm, sản lượng khai thác hàng trăm tấn/năm

Việc sử dụng những ngư cụ bị cấm, khai thác quá mức mang tính hủy diệt đã phá vỡ môi trường sinh thái, ngày càng làm cho nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình trên sông Đà bị cạn kiệt

Hoạt động đánh bắt cá diễn ra quanh năm ở mọi khu vực có thể và diễn ra nhiều lần trong ngày, thường có 3 đợt, từ 10 - 11h và kết thúc vào 14 - 15h; từ 13 - 14h kết thúc 16 - 17h; bắt đầu từ 20 - 21 giờ kết thúc 4 - 5h

Trong đó có nhiều hình thức mang tính hủy diệt như dùng isung điện cường độ lớn đánh sâu hàng chục mét, vó đèn, duốc cá bằng vôi bột, bằng bả độc là các loại cây bản địa

Giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình

Đồng chí Hoàng Văn Son, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết: Trước mắt cũng như lâu dài, thực hiện nghiêm túc Luật Thủy sản và các văn bản liên quan, làm tốt công tác quản lý và khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản là giải pháp bắt buộc

Hiện nay, tỉnh đang triển khai các giải pháp đưa Luật Thủy sản vào cuộc sống, chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng về thực hiện Luật Thủy sản cho người dân ven sông và vùng hồ, thực hiện bổ sung nguồn lợi thủy sản hàng năm

Việc nuôi trồng, khai thác thủy sản cần được đặt dưới sự quản lý của cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương, tức là phải kiểm soát được hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản

Xây dựng mô hình bảo vệ nguồn lợi thủy sản có sự tham gia của cộng đồng, triển khai các cơ chế, chính sách phù hợp, hỗ trợ phát triển KT-XH vùng hồ, vùng hạ lưu sông Đà, giảm áp lực đánh bắt thủy sản

Xây dựng cơ chế, chính sách khai thác diện tích mặt nước hồ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất thủy sản

Triển khai quy hoạch các bãi cá đẻ, bãi ương dưỡng thủy sinh vật nhằm bảo vệ, duy trì, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản gắn với quy hoạch phát triển KT-XH và công tác giảm nghèo, nâng cao sinh kế cho người dân vùng hồ

Thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các hoạt động đánh bắt thủy sản trái pháp luật, nhất là các hoạt động đánh bắt mang tính hủy diệt, tàn phá nguồn lợi thủy sản và môi trường


Có thể bạn quan tâm

Sâu Bệnh Hoành Hành Bưởi Da Xanh: Nhà Vườn Đang Cần Nhà Khoa Học Vào Cuộc Sâu Bệnh Hoành Hành Bưởi Da Xanh: Nhà Vườn Đang Cần Nhà Khoa Học Vào Cuộc

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, ngoài hơn 50ha quýt đường của gần 100 hộ dân được trồng xen với cây lá dừa nước của hợp tác xã Thuận Phú (ấp Long Trị, xã Bình Phú, Càng Long) đã “ăn nên làm ra” (bình quân 01ha, nhà vườn thu nhập từ 100-120 triệu đồng/năm) thì địa bàn huyện Càng Long còn khoảng 200ha vườn cây có múi được trồng rải rác (chanh, bưởi, quýt, cam...các loại) ở các xã trong huyện. Đặc biệt, do những năm qua, một số trái cây: Xoài, dừa, chanh… giá không ổn định, nhà vườn Càng Long có hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bưởi da xanh được chọn làm cây trồng chủ lực. Từ đó, bưởi da xanh “đứng đầu bảng” về giá (đối với cây có múi), nhưng năm nay, dịch bệnh đã tấn công mạnh, làm cho nhiều nhà vườn lúng túng, không chống chọi nổi, đang rất cần nhà khoa học vào cuộc.

10/03/2013
Bước Ngoặt Mới Cho Ngành Cá Tra Việt Nam Bước Ngoặt Mới Cho Ngành Cá Tra Việt Nam

Mới đây, tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang diễn ra Hội nghị thành lập Hiệp hội Cá tra Việt Nam nhiệm kỳ I (2013 - 2015). Hiệp hội ra đời vào thời điểm ngành hàng cá tra của Việt Nam đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Song, từ người nuôi đến doanh nghiệp (DN), các nhà quản lý đều mong mỏi Hiệp hội sẽ là cầu nối vững chắc để sắp xếp, ổn định lại trật tự và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành hàng mang tính chiến lược quốc gia.

11/03/2013
Loay Hoay Tìm Đầu Ra Cho Nhím Loay Hoay Tìm Đầu Ra Cho Nhím

Phong trào nuôi nhím cách đây vài năm, nhiều gia đình tại Bắc Ninh đã bỏ ra khoản đầu tư lớn để nuôi loài động vật hoang dã này. Để rồi có những hộ chưa kịp “giàu” vì nhím đã lao đao khi giá bán nhím rớt thê thảm, hàng loạt hộ đành ngậm ngùi bán tháo để chuyển sang ngành nghề khác.

11/03/2013
Thu Lợi Hàng Trăm Triệu Đồng Từ Trồng Cam Canh, Bưởi Diễn Ở Quảng Ninh Thu Lợi Hàng Trăm Triệu Đồng Từ Trồng Cam Canh, Bưởi Diễn Ở Quảng Ninh

Sinh năm 1976 tại thôn Đồng Ý, xã Việt Dân (Đông Triều - Quảng Ninh), anh Nguyễn Văn Hào là người có tham vọng vươn lên làm giàu trên mảnh đất của quê hương mình. Năm 2007 anh xin chuyển đổi diện tích 10.000 m2 đất canh tác nông nghiệp của gia đình sang trồng các loại cây có giá trị cao phù hợp với chất đất và khí hậu. Anh Hào tâm sự: Đất ở đây chủ yếu là đất pha cát, nếu trồng lúa năng suất rất thấp nên không hiệu quả.

11/03/2013
Minh Oan Cho Tôm Giống Bình Thuận Minh Oan Cho Tôm Giống Bình Thuận

Tổng cục Thủy sản cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, việc khảo nghiệm sản xuất tôm bố mẹ là chủ trương được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được UBND tỉnh khuyến khích. Nếu Việt - Úc thành công thì đây là niềm vui và vinh dự cho ngành sản xuất tôm giống Bình Thuận...

13/03/2013