Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hà Tĩnh Nên Chấm Dứt Trồng Cao Su Gần Biển

Hà Tĩnh Nên Chấm Dứt Trồng Cao Su Gần Biển
Ngày đăng: 02/11/2013

Cao su được Hà Tĩnh công nhận là cây mũi nhọn kinh tế bởi nguồn lợi đưa lại rất lớn. Thế nhưng bão số 10 vừa qua đã làm cho gần 800/1.600ha cao su ở Kỳ Anh bị gãy đổ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Đây là bài học xương máu cho việc quy hoạch thiếu cân nhắc bởi Kỳ Anh thường xuyên "hứng bão" thế nhưng nơi đây vẫn cứ trồng cao su bằng mọi giá.

Nhiều tỉnh Bắc Trung bộ tôn vinh cao su là cây mũi nhọn, cây xóa đói giảm nghèo. Cty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh hiện có tổng diện tích cao su đạt 6.100 ha được trồng từ năm 1997, năm 2004 bắt đầu đưa vào khai thác, đến nay cho năng suất mủ đạt từ 1,5 – 1,7 tấn/ha.

Nhờ thu nhập từ nguồn lợi mủ cao su nên Cty đã tạo công ăn việc làm cho gần 1.740 công nhân (đóng nộp bảo hiểm), tạo việc làm cho trên 3.000 nông dân trong vùng dự án.

Tại Hà Tĩnh còn có Cty TNHH MTV cao su Hương Khê, thành lập từ 2007, tuy thành lập sau nhưng đến nay Cty Cao su Hương Khê đã phát triển được 4.100ha chuẩn bị đưa vào khai thác, chủ yếu ở các huyện miền núi xa biển nên rất ít bị gãy đổ vì bão. Cty này cũng đã tạo công ăn việc làm ổn định cho 3.000 lao động.

Sau bão, NNVN có cuộc khảo sát một số diện tích cao su được trồng cách biển từ 50 km trở lên như các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Đức Thọ, Vũ Quang, thấy tuy có thiệt hại phần nào nhưng ảnh hưởng không lớn.

Ông Đặng Bá Thức, Hội Khọc kỹ thuật lâm nghiệp Hà Tĩnh cho rằng: Kể từ 2007 lại nay Hà Tĩnh đã không quy hoạch phát triển cây cao su ở các vùng ven biển nữa mà chỉ tập trung ở các huyện phía tây. Số diện tích cao su bị thiệt hại từ cơn bão số 10 chủ yếu được trồng từ những năm 1997-2000 ở Kỳ Anh mà thôi.

Ông Nguyễn Khánh Toàn – Phó TGĐ Cty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh cho biết: Diện tích cao su bị thiệt hại ở huyện Kỳ Anh, đến nay Cty cơ bản khắc phục theo hướng, số bị gãy từ 2m thì cắt và bôi hóa chất kích thích để tận dụng khai thác hết mủ, số bị gãy từ 3m trở lên cố chăm sóc cho cây nẩy mầm trở lại.

Từ bài học thất bại thảm hại này, Cty kiên quyết không phát triển thêm bất kỳ diện tích cao su nào ven biển nữa, số còn lại sẽ thực hiện trồng vành đai chắn gió bằng các cây nguyên liệu có giá trị kinh tế.

Ông Trần Ngọc Thuận – Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp cao su VN khẳng định: Về chủ trương, Tập đoàn cho các đơn vị vẫn tiếp tục tái canh cao su những nơi an toàn nhất. Đồng thời giao cho các Cty tìm kiếm quỹ đất để mở rộng diện tích trồng cao su lên các vùng phía tây đúng với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu đất đai và phải cách xa biển tối thiểu 50 km.

Tái canh, trồng mới cao su bằng các loại giống có khả năng chịu gió, rét theo hướng gỗ, mủ, kết hợp trồng cây chắn gió và phải tạo tán thấp; các diện tích bị thiệt hại do bão vừa qua, những nơi cách biển dưới 50 km không tiến hành tái canh cao su mà chuyển đổi sang trồng cây nguyên liệu phục vụ cho sản xuất ván MDF. Có như thế mới an toàn cho việc phát triển cao su ở các tỉnh có khí hậu khắc nghiệt vùng duyên hải miền Trung.


Có thể bạn quan tâm

Tất Bật Ra Đồng Sau Tết Tất Bật Ra Đồng Sau Tết

Mấy ngày nay, nhiều nông dân ở Bàu Tròn (xã Đại An, Đại Lộc) tập trung ra đồng để cải tạo đất, chăm bón và phòng trừ dịch bệnh cho cây màu và chuẩn bị cho vụ mùa mới. Bà Nguyễn Thị Lài ra đồng từ sớm để bón phân cho mấy sào ớt và bắp vừa mới gieo trồng trong vụ đông xuân để kịp thời thu hoạch vào cuối tháng 2 âm lịch sắp tới.

06/03/2015
Núi Thành Xuất Hiện Chuột Hại Lúa Núi Thành Xuất Hiện Chuột Hại Lúa

Nhằm hạn chế những thiệt hại do chuột gây ra, đảm bảo an toàn cho cây lúa đông xuân phát triển trong giai đoạn từ nay đến cuối vụ, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Núi Thành hướng dẫn nông dân áp dụng đồng bộ các biện pháp diệt chuột bằng các loại bẫy, ưu tiên dùng những loại bẫy bả sinh học để đảm bảo an toàn cho con người và môi trường.

06/03/2015
Nuôi Tôm Nước Lợ 2015 Chủ Động Phòng Tránh Dịch Bệnh Nuôi Tôm Nước Lợ 2015 Chủ Động Phòng Tránh Dịch Bệnh

Theo lịch thời vụ, nuôi tôm nước lợ năm 2015 ở các vùng triều ven sông trên địa bàn tỉnh sẽ được bắt đầu từ ngày 5.3.2015 và kết thúc vào ngày 30.9.2015. Ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT đã có cuộc trao đổi với P.V Báo Quảng Nam về công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi trong vụ mới này.

06/03/2015
Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Tầm Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Tầm

Xã Sơn Bua (Sơn Tây) có điều kiện tự nhiên và khí hậu phù hợp để nuôi thủy sản. Vừa qua, huyện đưa cá tầm vào nuôi đã mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản có giá trị cao, mang lại nhiều thay đổi hữu ích cho cuộc sống người dân ở xã vùng cao Sơn Bua.

07/03/2015
Để Dồn Điền Đổi Thửa Thành Công Để Dồn Điền Đổi Thửa Thành Công

Để ngành nông nghiệp thực sự là một trong những ngành chủ lực trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, việc “làm mới” nông nghiệp đã và đang đặt ra nhiều thách thức. Trong đó không thể chấp nhận kiểu làm ăn nhỏ lẻ, manh mún mà phải chuyển sang mô hình lớn, hoạt động tập thể; đồng thời phải đưa phương tiện cơ giới vào sản xuất. Có như vậy ngành nông nghiệp mới thực sự là “tứ trụ” trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh. Vì vậy, dồn điền đổi thửa là một trong những yêu cầu hàng đầu được đặt ra.

07/03/2015