Si Ma Cai (Lào Cai) Thêm Một Hộ Dân Đầu Tư Trồng 3,3 Ha Tam Thất

Đó là gia đình ông Hoàng Seo Lử, ở thôn Ngã Ba, xã Mản Thẩn (Lào Cai).
Trước đó, vào tháng 11/2013, ông Giàng Seo Sì (dân tộc Mông, ở thôn Nàng Cảng, xã Si Ma Cai) đã đầu tư trồng 0,9 ha cây tam thất tại thôn Hòa Sử Pan, xã Sán Chải, trở thành người đầu tiên ở Si Ma Cai trồng loại cây này với quy mô lớn, tập trung. Cây tam thất sẽ cho thu hoạch sau 3 năm trồng và theo ước tính của ông Sì, mỗi ha cho lãi không dưới 1 tỷ đồng.
Mô hình trồng cây tam thất của ông Giàng Seo Sì (trong ảnh) đang được nhân rộng.
Tháng 11/2014, một số nhóm hộ ở xã Nàn Sán (Si Ma Cai) cũng trồng 2 ha cây tam thất. Thêm 3,3 ha cây tam thất của gia đình ông Hoàng Seo Lử, huyện Si Ma Cai có tổng diện tích 6,2 ha cây tam thất.
Việc mở rộng diện tích trồng cây tam thất là một trong những giải pháp của huyện Si Ma Cai thực hiện mục tiêu đa dạng hóa tập đoàn cây dược liệu, khai thác tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của người dân.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2030, ngân hàng thế giới (WB) dự kiến Châu Á chiếm 70% nhu cầu thủy sản. Báo cáo của Viện Tài nguyên Thế giới chỉ ra sản lượng thủy sản toàn cầu cần gấp đôi để đáp ứng nhu cầu trong đó tăng trưởng bền vững sản lượng nuôi và các trại nuôi cũng rất quan trọng.

Có thể nói, 2014 được xem là năm nhiều khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế tỉnh ta. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011- 2013 đạt thấp so với mục tiêu kế hoạch, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước hạn chế, nợ đọng trong xây dựng cơ bản nhiều…

Vừa qua, tại TP. Sóc Trăng, Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFISH) phối hợp với Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Ứng dụng VietGAP trong phát triển nuôi thủy sản bền vững tại Việt Nam” nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất để phát triển VietGAP trong nuôi trồng thủy sản.

Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng Lại Thế Hưng cho biết các dấu hiệu cho thấy cây cà phê bị nhiễm nấm hồng (Corticium salmonicolor) do sau một thời gian Lâm Đồng có mưa kéo dài và lượng ánh sáng mặt trời giảm mạnh. Cà phê bị nhiễm nấm hồng không thể chữa được mà chỉ có thể cắt cành để hạn chế lây lan.

Từ ngày 25/6, bệnh đốm trắng trên tôm xuất hiện ở 3 hộ nuôi và lây lan ra 40% diện tích của vùng nuôi Hà Voọc, xã Hộ Độ (Lộc Hà). Điều khiến người dân băn khoăn là có phải dịch lây lan diện rộng do hóa chất chlorine xử lý mầm bệnh không hiệu quả?