Hà Tĩnh Hồi Sinh Vùng Đất Cát Bạc Màu
Hà Tĩnh địa phương được ví như "Chảo lửa, túi mưa", vùng sa mạc trắng bạc của xã Thạch Văn - huyện Thạch Hà, nhiều năm nay gần như bỏ hoang, không cây gì sống được nhưng sau hơn 1 năm triển khai dự án "Xây dựng mô hình rau củ quả trên đất cát hoang hóa bạc màu ven biển", giờ đây đã khẳng định mở hướng làm ăn mới cho người dân nghèo ven biển ở Hà Tĩnh.
Chúng tôi về xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà vào ngày những nắng như đổ lửa kèm theo gió lào làm rát da, rát thịt, các loại cây trồng ở nhiều địa phương đều khô héo, gường như đang chống chọi với khắc nhiệt của thiên tai, ấy vậy mà trên vùng đất cát bạc màu ven biển này "mầm xanh" luôn tốt và cho hiệu quả kinh tế cao.
Đây kết quả của Dự án "Xây dựng mô hình rau củ quả trên vùng đất cát, bạc màu, hoang hóa vùng ven biển Hà Tĩnh" do Tổng công ty khoáng sản và Thương mại (KS&TM) Hà Tĩnh triển khai.
Vốn là vùng đất đang bị sa mạc hóa với một tốc độ chóng mặt, thiếu nước trầm trọng, bị bỏ hoang nhiều loài cây có khả năng chống chịu tốt nhất như: phi lao, keo…cũng khó bén rễ, nên không mấy ai tin các loài cây rau, củ, quả có thể nảy mầm ở nơi đây.
Ông Dương Tất Thắng, Tổng giám đốc Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh nhớ lại: " Trước khi khảo sát triển khai Dự án nhìn bãi cát hoang hóa, nhiều người băn khoăn, bởi nhiều khó khăn, điều kiện thời tiết khắc nghiệt mùa đông gió lớn mưa nhiều, mùa hè, nắng nóng nhiệt độ cao, có những thời điểm nhiệt độ lên đến 55 độ C nhưng được quan tâm giúp đỡ của UBND tỉnh đến cuối năm 2013 dự án bắt đầu bước vào triển khai.
Với 4 loại cây đưa vào trồng thử nghiệm: củ cải, cải bẹ, cải thảo và măng tây, trên diện tích 05 ha, mô hình được áp dụng công nghệ tiên tiến từ hệ thống tưới tiên tiến, sử dụng phân bón hữu cơ nên cây trồng phát triển tốt trên vùng đất cát hoang hóa này. Sau 2 tháng thu hoạch cải củ năng suất 26-30 tấn/ha, cải bẹ năng suất đạt 30 - 32 tấn/ha, sau khi trừ chi phí lợi nhuận đạt 200 triệu đồng/ha.
Những kết quả bước đầu mô hình trồng rau củ quả trên vùng đất cát bạc màu đã tạo niềm tin để Công ty tiếp tục du nhập nhiều giống cây trồng mới. Đến nay, đã khảo nhiệm 34 loại giống cây khác nhau, gồm: cà chua, cà rốt (giống của Việt Nam, Hàn Quốc, Hồng Kong), dưa chuột, bí xanh, bí đỏ, bí ngồi, tỏi lai, đậu củ, măng tây, dưa hấu, khoai lang, lạc, cà chua, ớt rau, mướp đắng…. các loại cây trồng đều thích ứng tốt và cho hiệu quả kinh tế cao trên diện tích khảo nghiệm và cho hiệu quả cao.
Hiện nay các sản phẩm rau của quả đã ký hợp đồng với các siêu thị như: BigC, Metro, Ocean Mart… và các cửa hàng cung ứng rau củ quả trong vào ngoài tỉnh.
Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh, toàn tỉnh Hà Tĩnh có gần 2.700 ha đất cát ven biển, trong đó có 670 ha đất thể trồng rau, củ quả. Thời gian tới, Tổng công ty KS&TM Hà Tĩnh triển khai nhân rộng mô hình rau củ quả trên 200 ha tại các địa phương ở các huyện: xã Xuân Thành, Cổ Đạm huyện Nghi xuân; xã Thạch Trị, Thạch Văn, huyện Thạch Hà; xã Cẩm Dương, Cẩm Hòa, thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên và xã Kỳ Phú, Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, với sản phẩm chủ lực như: măng tây, củ cải, cải bẹ, cải thảo, cà chua, cà rốt.
Thành công bước đầu mô hình trồng rau củ quả trên vùng đất cát bạc màu đã mở ra hướng đi mới làm giàu mới cho người dân vùng ven biển Hà Tĩnh.
Có thể bạn quan tâm
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu ước đạt 94.000 tấn hạt tiêu, trị giá 618 triệu USD. Trong đó, riêng tháng 7, khối lượng tiêu xuất khẩu ước đạt 12.000 tấn, kim ngạch đạt 81 triệu USD.
Từng nổi tiếng với mô hình nuôi heo rừng lai, giờ đây anh Nguyễn Tuấn Kiệt, ở ấp 20, xã Khánh Thuận, huyện U Minh (Cà Mau), còn phát triển thêm mô hình nuôi chồn mướp (cầy hương), không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn mở ra triển vọng cho sự bảo tồn loài động vật hoang dã quý hiếm này.
Với hơn 150 nghìn ha, tỉnh Bình Phước được coi là "thủ phủ điều của cả nước". Cây xóa đói, giảm nghèo một thời, nay vì mất giá, cho nên người dân chặt bỏ. Nhiều hộ gia đình nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số không có vốn đầu tư, đất bạc màu là còn chung thủy với cây điều. Nhưng cơn lốc của thị trường, lại nảy sinh tình trạng bán điều non, gây nhức nhối ở các xã vùng sâu tỉnh Bình Phước.
Nhằm giúp nghề trồng rau phát triển bền vững, tăng giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích, lần đầu tiên tỉnh ta đã đưa mô hình trồng rau an toàn (RAT) trong nhà lưới theo hướng VietGap vào sản xuất trên diện tích gần 40 ha tại các địa phương trọng điểm về trồng rau của tỉnh là An Hải (Ninh Phước), Hộ Hải (Ninh Hải) và phường Văn Hải (Tp. Phan Rang - Tháp Chàm) mở ra triển vọng mới cho người trồng rau.
Tháng 8-2012, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ninh Sơn phối hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện triển khai mô hình “Nuôi thử nghiệm cá diêu hồng” tại thôn Tân Lập 1, xã Lương Sơn. Sau 5 tháng thực hiện, mô hình đạt hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao.