Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hà Tĩnh Được Mùa, Được Giá Vụ Tôm Cuối Năm

Hà Tĩnh Được Mùa, Được Giá Vụ Tôm Cuối Năm
Ngày đăng: 09/12/2014

Với cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, kết hợp với việc áp dụng kỹ thuật vào sản xuất một cách hợp lý, những người nuôi tôm ở Hà Tĩnh đã có một vụ mùa bội thu.

Từ đầu năm đến nay nhiều tổ chức cá nhân tại Hà Tĩnh đã mạnh dạn, đầu tư chuyển đổi từ nuôi tôm quảng canh, cải tiến sang nuôi tôm thâm canh, công nghệ cao trên cát và trong ao đất lót bạt, vỗ bờ nhằm phát huy hiệu quả sử dụng diện tích mặt nước và tăng năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế cao.

Thời gian qua, tại Hà Tĩnh cũng đã có nhiều mô hình nuôi tôm trên cát cho năng suất cao từ 15 - 20 tấn/ha/vụ và nhiều mô hình thành công ngay trong các vùng dịch bệnh trong ao đất (năng suất 7 - 8 tấn/ ha/vụ).

Các hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đa phần thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên diện tích trung bình từ 6-10 ha, trong đó được chia thành nhiều ao nuôi . Tất cả các ao được vỗ bờ, đáy bằng xi măng và bột đá, cống thoát nước được đặt giữa đáy để thuận tiện cho việc thu gom toàn bộ chất thải để đưa ra ngoài.

Mức nuôi tôm trung bình của các hộ chăn nuôi ở Hà Tĩnh vào khoảng 2,5 triệu con/vụ, với mật độ thả 85 con/m2, khi thu hoạch đạt năng suất 13 tấn/ha/vụ. Với giá bán dao động 150.000 - 180.000 đồng/kg, sau khi trừ tất cả chi phí, người nông dân thu được lợi nhuận khoảng 800 triệu đồng/ha.

Để đạt được kết quả trên, bắt buộc bà con phải tuân thủ nghiêm quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng bền vững, tuyệt đối không sử dụng hóa chất, kháng sinh trong quá trình nuôi. Mô hình nuôi nằm trong vùng quy hoạch, áp dụng nuôi tôm đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn môi trường, con giống nguồn gốc rõ ràng từ các công ty sản xuất giống có uy tín và đảm bảo chất lượng được kiểm dịch theo quy chuẩn và sạch bệnh. Thực hiện thả nuôi theo đúng lịch thời vụ được cơ quan quản lý ban hành.

Nguồn bài viết: http://cafef.vn/nong-thuy-san/ha-tinh-duoc-mua-duoc-gia-vu-tom-cuoi-nam-2014120810290396011ca52.chn


Có thể bạn quan tâm

24 hộ chăn nuôi bò sữa được vay vốn 24 hộ chăn nuôi bò sữa được vay vốn

Ngày 4/7, Hội Nông dân Hà Nội tiến hành giải ngân dự án chăn nuôi bò sữa cho 24 hội viên, nông dân xã Minh Châu, huyện Ba Vì vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân với lãi suất là 0,7%/tháng, thời hạn vay 36 tháng với tổng số tiền là 800 triệu đồng.

07/07/2015
Bắc Giang chống nóng bảo vệ vật nuôi, cây trồng Bắc Giang chống nóng bảo vệ vật nuôi, cây trồng

Trong những ngày gần đây, thời tiết liên tiếp nắng nóng 35 - 40 độ C khiến cho nhiều hộ dân trong tỉnh Bắc Giang phải xoay sở chống nóng để bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi và cây trồng.

07/07/2015
Chuyện đầu ra của những hộ mới chăn nuôi bò sữa Chuyện đầu ra của những hộ mới chăn nuôi bò sữa

Việc phát triển chăn nuôi bò sữa phải được các cơ quan chức năng quản lý, kiểm soát trên cơ sở phát triển có quy hoạch, có kế hoạch gắn với nhu cầu chế biến của các công ty chế biến sữa. Người mới phát triển chăn nuôi bò sữa phải được đào tạo, huấn luyện nhằm sản xuất sản phẩm sữa đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, hiệu quả và bền vững.

07/07/2015
Chuyện làm giàu của tỷ phú lò ấp Chuyện làm giàu của tỷ phú lò ấp

Ở thôn Vân Tiền, xã Quảng Lưu (Quảng Trạch - Quảng Bình) cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Bá (SN 1960) được mọi người nhắc đến như một tấm gương điển hình dám nghĩ, dám làm vươn lên làm giàu trên vùng đất khó. Với mô hình lò ấp trứng gà, mỗi năm ông Bá thu về lợi nhuận từ 400 - 500 triệu đồng...

07/07/2015
Lãi kép từ trồng ngô ủ ướp Lãi kép từ trồng ngô ủ ướp

Trước đây, những diện tích ruộng một vụ tại các bản của xã Tân Lập (Mộc Châu - Sơn La) chủ yếu bỏ không hoặc làm bãi chăn thả gia súc sau khi thu hoạch vụ lúa mùa. Hai năm gần đây, người dân đã tận dụng diện tích đất này để trồng ngô vụ đông xuân làm thức ăn ủ ướp cho bò sữa, tăng thu nhập cho gia đình.

07/07/2015