Hạ Thủy Và Chạy Thử Tàu Cá Hợp Tác Với Nhật Bản

Tàu câu cá ngừ YANMAR 01 là mô hình hợp tác giữa công ty Yanmar và ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ.
Viện Nghiên cứu Chế tạo tàu thủy, thuộc Đại học Nha Trang vừa phối hợp cùng Công ty Yanmar (Nhật Bản) tổ chức hạ thủy và chạy thử thành công chiếc tàu mẫu vỏ composite chuyên dùng câu cá ngừ đại dương, ký hiệu YANMAR 01.
Mẫu tàu YANMAR 01 do Viện Nghiên cứu Chế tạo tàu thủy sản xuất theo đơn đặt hàng của Công ty Yanmar, thí điểm dùng tàu vỏ composite. Đây là mô hình hợp tác khai thác cá ngừ đại dương giữa công ty Yanmar và ngư dân các tỉnh Nam Trung bộ.
Tàu được thiết kế theo mẫu tàu của Nhật Bản, dài hơn 18m, rộng 4,5m và cao 2,5m, máy chính công suất 350CV, hoạt động an toàn trong điều kiện gió cấp 8. Kết quả thử nghiệm, tàu đạt tốc độ trung bình hơn 11,5 hải lý/ giờ, đáp ứng yêu cầu của tàu câu cá ngừ đại dương.
Tàu YANMAR 01 có 9 hầm bảo quản, đảm bảo chất lượng sản phẩm cùng hệ thống dự trữ nhiên liệu, nước ngọt đảm bảo cho tàu và 8 thuyền viên hoạt động liên tục trong 20 ngày trên biển.
TS. Nguyễn Văn Đạt, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chế tạo tàu thủy - Đại học Nha Trang cho biết, tàu bằng vỏ composite có giá thành thấp hơn tàu vỏ thép, có thể sử dụng đến 30 năm và rất tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, bảo trì hằng năm.
“Mục tiêu của Yanmar làm chiếc tàu đầu tiên này bước đầu triển khai quy trình khai thác, bảo quản cá ngừ theo chuỗi. Sau quá trình thử nghiệm nếu thành công sẽ được Yanmar triển khai trên diện rộng. Tàu dùng chất liệu và công nghệ mới có thể không cải thiện số lượng cá, nhưng quan trọng nhất là bảo quản tốt được lượng cá câu được”, TS. Đạt cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, hiện nay lúa trà sớm đã chín sữa, trà trung trỗ - chín sữa, trà muộn làm đòng - trỗ bông. Bọ rầy đang phát sinh gây hại với mật độ trung bình 200 - 300 con/m2, cao 700 - 1.000 con/m2, ổ cục bộ 2.000 - 3.000 con/m2.

Thông tư quy định rõ biện pháp xử lý đối với các mẫu thủy sản nuôi phát hiện dư lượng vượt giới hạn tối đa cho phép. Cụ thể, nếu phát hiện tại thời điểm chuẩn bị hoặc đang thu hoạch, cơ quan giám sát có văn bản tạm đình chỉ thu hoạch, xác định nguyên nhân và yêu cầu cơ sở thực hiện biện pháp khắc phục.

Mặc dù vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã sản xuất được nhiều loại giống lúa gắn mác chất lượng cao, song thu nhập của người trồng lúa vẫn rất thấp. Nguyên nhân được nhìn nhận ban đầu là do khâu sản xuất giống, thu mua và xuất khẩu còn nhiều bất cập.

Bọ xít đen (Black rice bug) là loại dịch hại ít quan trọng ở Việt Nam. Theo ghi nhận, bọ xít đen đơi khi xuất hiện và gây hại trong vụ HT vào giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đòng.

Hầu hết địa phương đã cấp phép ồ ạt, hoặc làm ngơ cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hàng loạt cơ sở chế biến ngay trên vùng nguyên liệu mà doanh nghiệp có trước đã đầu tư và quản lý theo hệ thống, dẫn đến tổng công suất chế biến cao hơn nhiều lần so với khả năng cung ứng nguyên liệu.