Hà Nội Tập Trung Nâng Cao Chất Lượng Bò Giống

Chiều 17/10, tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội), Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội tổ chức hội nghị bàn giải pháp phát triển giống bò trên địa bàn Hà Nội với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và đại diện các địa phương chăn nuôi nhiều bò của TP.
Theo Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội, tính đến tháng 9/2014 tổng đàn bò sữa của TP là 13.880 con với 3.156 hộ chăn nuôi, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2013. Sản lượng sữa đạt 100,5 tấn/ngày. Bò sữa chủ yếu được nuôi ở hai huyện Ba Vì và Gia Lâm. Năng suất sữa đạt 4.700kg/chu kỳ.
Về chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản có 128.938 con với hơn 79.000 hộ chăn nuôi. Theo nhận định, Hà Nội là thị trường có tiềm năng tiêu thụ lớn về sữa và thịt bò nhưng hiện nay ngành chăn nuôi bò của Thủ đô mới đáp ứng được 9,6% nhu cầu.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn – Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội cho biết, hiện nay TP đã và đang triển khai nhiều chương trình cải tiến, nâng cao chất lượng giống bò và đã đạt được kết quả bước đầu. Tuy nhiên, tỷ lệ thụ tinh nhân tạo trên đàn bò thịt còn thấp so với yêu cầu sản xuất (hiện mới đạt 44%).
Đồng thời chưa hình thành vùng sản xuất giống tập trung. Do đó, nhiệm vụ của ngành chăn nuôi bò TP trong thời gian tới là tập trung nâng cao chất lượng giống bò, trong đó phát huy mạnh mẽ ưu thế lai và phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi cá chép lai ở xã Liên Châu (huyện Thanh Oai, Hà Nội) bước đầu triển khai có hiệu quả, song người nuôi vẫn khó khăn về vốn, quỹ đất nuôi trồng thủy sản, nguồn nước...

Hiện nay toàn tỉnh Điện Biên có trên 480.000 con gia súc và đàn gia cầm có trên 3.000.000 con. Thực hiện chủ trương đưa ngành chăn nuôi trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp, xóa đói giảm nghèo, một số địa phương trên địa bàn bước đầu hình thành vùng chăn nuôi tập trung, như: huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa...

Việc các phương tiện thông tin đại chúng tại Đài Loan cho là hàng nông sản Việt Nam nhiễm chất độc hóa học dioxin đã khiến nông dân trong tỉnh bị vạ lây khi mà thương lái vin vào cớ này để kì kèo ép giá...

Sau nhiều năm triển khai thực hiện Nghị quyết 30a về giảm nghèo nhanh, bền vững, năm 2013, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) đã chọn con trâu là con giống hỗ trợ người nghèo. Qua gần một năm chăn thả, đàn trâu 30a đã khẳng định đây là lựa chọn đúng đắn, phù hợp, mở ra hướng giảm nghèo hiệu quả trên địa bàn Sơn Tây.

Là một vùng đất toàn cát là cát, nhưng nông dân xã Đức Thạnh, Đức Minh (Mộ Đức) thu về tiền triệu mỗi tuần nhờ trồng cây cà tím. Giống cà tím “bén duyên” trên vùng đất này đã trở thành nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây. Dẫn chúng tôi đi thăm 2 sào cà đang kỳ thu hoạch, ông Võ Phúc, thôn Lương Nông Nam, xã Đức Thạnh cho biết: “Ruộng cà này thu hoạch đến nay đã hơn 1 tháng.