Hà Nội Nhân Rộng Mô Hình Mạ Khay, Máy Cấy

Sáng 25/1, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái đi kiểm tra và làm việc với UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) về triển khai ứng dụng mô hình gieo mạ bằng khay tự động và cấy máy trên địa bàn.
Theo báo cáo của UBND huyện Thạch Thất, kỹ thuật mạ khay, máy cấy đã được ứng dụng trên địa bàn huyện khoảng 2 năm nay nhưng tiến độ vẫn còn khá chậm. Bởi thế năm 2014, huyện dành nguồn kinh phí 800 triệu đồng để triển khai mô hình mạ khay, máy cấy diện tích 55ha tại tất cả các xã, thị trấn. Trong đó hỗ trợ 100% các chi phí giống, giá thể, nhân công, máy gieo mạ, khay gieo mạ, máy cấy…
Ông Chu Đại Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất cho biết, các giống lúa gieo mạ khay là những giống có năng suất, chất lượng tốt như Hương biển 3, Thiên ưu 8, CXT, TBR45. Đặc biệt, việc thực hiện mô hình này giúp giảm chi phí sản xuất, giảm nhân công lao động, chủ động được thời vụ và cơ cấu giống. Hơn nữa, có thể sản xuất mạ ở các điều kiện không cần đến ruộng gieo mạ, dễ bảo quản, chăm sóc, vận chuyển từ nơi sản xuất đến ruộng cấy.
Theo tính toán, giá thành 1 khay mạ cấy là 8.000-9.000 đồng/khay, giá thành mạ để cấy lúa là 80.000-90.000 đồng/sào, giảm so với gieo mạ theo tập quán cũ là 80.000-100.000 đồng/sào.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái nhấn mạnh, hiện nay toàn thành phố đã dồn điền đổi thửa được hơn 68.000ha, đạt hơn 80% diện tích cần thực hiện dồn đổi, trong đó có những huyện đạt trên 100% kế hoạch. Sau khi dồn điền đổi thửa, mỗi hộ chỉ còn 1-2 thửa.
Do vậy, nhiệm vụ quan trọng hiện nay là phải đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa và các tiến bộ khoa học công nghệ cao vào sản xuất để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế, mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Trong đó khâu gieo trồng, nhất là trồng lúa cần được đặc biệt quan tâm bởi mỗi năm toàn thành phố vẫn gieo cấy trên 200.000ha lúa, sản lượng lương thực đạt trên 1 triệu tấn.
Phó Bí thư Thường trực khẳng định, chủ trương của thành phố là cơ giới hóa sớm và đồng bộ, từ khâu làm đất đến gieo hạt, cấy, thu hoạch, sấy. Trước mắt cần tập trung vào cơ giới hóa trong khâu gieo hạt. Do đó cần nhân rộng mô hình này, không chỉ trên địa bàn huyện Thạch Thất mà cả toàn thành phố.
Cũng trong sáng nay, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái đã đến thăm mô hình gieo mạ vào khay tự động của hang Kubota tại Trạm Khuyến nông huyện Thạch Thất.
Có thể bạn quan tâm

Đây là những nội dung UBND TP Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã cần tổ chức tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức trong công tác phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng.

Từ vài ngày qua, giá thu mua thanh long tại Bình Thuận liên tục tăng cao và đạt mức kỷ lục từ trước đến nay, đem lại niềm vui cho không ít hộ dân vùng chuyên canh. Như tại xã Hàm Minh (Hàm Thuận Nam), các chủ vựa đưa ra giá thu mua dao động từ 29.500 - 30.000 đồng/kg, nên nhiều nhà vườn thu được khoản tiền lớn từ 400 - 500 triệu đồng.

Nằm ven sông Hồng, xã Đông Kết (Khoái Châu - Hưng Yên) có lợi thế về đồng cỏ ven triền đê và diện tích trồng chuối tương đối lớn (hơn 100 ha)… Đây chính là nguồn thức ăn dồi dào để phát triển đàn bò sữa. Trong thời gian qua, bò sữa đã trở thành con vật nuôi “xóa đói giảm nghèo”, mang lại cuộc sống no đủ cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã.

Năm nay, toàn tỉnh có 13 mô hình được hỗ trợ xây dựng mô hình từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (MTQG XD NTM).

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Thuận vừa đánh giá kết quả triển khai mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Hòa Sơn, huyện Ninh Sơn.