Hà Nội Nhân Rộng Mô Hình Mạ Khay, Máy Cấy

Sáng 25/1, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái đi kiểm tra và làm việc với UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) về triển khai ứng dụng mô hình gieo mạ bằng khay tự động và cấy máy trên địa bàn.
Theo báo cáo của UBND huyện Thạch Thất, kỹ thuật mạ khay, máy cấy đã được ứng dụng trên địa bàn huyện khoảng 2 năm nay nhưng tiến độ vẫn còn khá chậm. Bởi thế năm 2014, huyện dành nguồn kinh phí 800 triệu đồng để triển khai mô hình mạ khay, máy cấy diện tích 55ha tại tất cả các xã, thị trấn. Trong đó hỗ trợ 100% các chi phí giống, giá thể, nhân công, máy gieo mạ, khay gieo mạ, máy cấy…
Ông Chu Đại Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất cho biết, các giống lúa gieo mạ khay là những giống có năng suất, chất lượng tốt như Hương biển 3, Thiên ưu 8, CXT, TBR45. Đặc biệt, việc thực hiện mô hình này giúp giảm chi phí sản xuất, giảm nhân công lao động, chủ động được thời vụ và cơ cấu giống. Hơn nữa, có thể sản xuất mạ ở các điều kiện không cần đến ruộng gieo mạ, dễ bảo quản, chăm sóc, vận chuyển từ nơi sản xuất đến ruộng cấy.
Theo tính toán, giá thành 1 khay mạ cấy là 8.000-9.000 đồng/khay, giá thành mạ để cấy lúa là 80.000-90.000 đồng/sào, giảm so với gieo mạ theo tập quán cũ là 80.000-100.000 đồng/sào.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái nhấn mạnh, hiện nay toàn thành phố đã dồn điền đổi thửa được hơn 68.000ha, đạt hơn 80% diện tích cần thực hiện dồn đổi, trong đó có những huyện đạt trên 100% kế hoạch. Sau khi dồn điền đổi thửa, mỗi hộ chỉ còn 1-2 thửa.
Do vậy, nhiệm vụ quan trọng hiện nay là phải đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa và các tiến bộ khoa học công nghệ cao vào sản xuất để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế, mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Trong đó khâu gieo trồng, nhất là trồng lúa cần được đặc biệt quan tâm bởi mỗi năm toàn thành phố vẫn gieo cấy trên 200.000ha lúa, sản lượng lương thực đạt trên 1 triệu tấn.
Phó Bí thư Thường trực khẳng định, chủ trương của thành phố là cơ giới hóa sớm và đồng bộ, từ khâu làm đất đến gieo hạt, cấy, thu hoạch, sấy. Trước mắt cần tập trung vào cơ giới hóa trong khâu gieo hạt. Do đó cần nhân rộng mô hình này, không chỉ trên địa bàn huyện Thạch Thất mà cả toàn thành phố.
Cũng trong sáng nay, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái đã đến thăm mô hình gieo mạ vào khay tự động của hang Kubota tại Trạm Khuyến nông huyện Thạch Thất.
Related news

Sản lượng tiêu đen xuất khẩu của Việt Nam 3 tháng đầu năm tăng so với cùng kì nhưng giá lại thấp hơn nhiều so với thế giới.

Ông Trần Văn Hùng, nông dân xã Thuận Thới, cho biết: “Tôi có ba công ruộng nhưng nhiều năm liền không khá lên nổi. Thấy nhiều người chuyển sang trồng cam sành trúng lớn, lợi nhuận thu được gấp 10 lần trồng lúa nên tôi cũng bỏ lúa chạy theo cam sành”. Theo ông Hùng, mấy năm gần đây vào vụ nghịch giá cam loại 1 có lúc được thương lái mua tại ruộng 30.000-33.000 đồng/kg, giá bèo cũng từ 25.000 đồng/kg nên người trồng cam lãi lớn

Nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra là một trong những thế mạnh kinh tế của vùng ĐBSCL; song nghề cá đang lâm vào ngõ cụt khi khó khăn chồng chất, đặc biệt giá cá tra nguyên liệu khoảng 2 năm nay ở mức thấp khiến người nuôi lỗ nặng buộc phải bỏ nghề hàng loạt. Vực dậy nghề nuôi cá tra đang là vấn đề cấp bách đặt ra.

Sáng 26/4, Sở NN-PTNT phối hợp với UBND huyện Sơn Hòa và Sông Hinh thả gần 60kg cá giống (tương đương khoảng 12.500 con) vào hồ thủy điện Sông Ba Hạ nhằm tái tạo các loại cá giống nước ngọt tại địa phương, với các loại cá trê, lóc, chép, trắm cỏ, rô đồng…

Cây bí đỏ đã bén rễ đất Xuân Đông (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) được hơn 10 năm. Nhiều hộ dân đã có thu nhập khá từ loại cây này, nhưng có lẽ đây là năm đầu tiên người trồng bí bị mất giá lẫn thất mùa.