Hà Nội mở rộng quy mô sản xuất lúa hàng hóa
Lựa chọn được nhiều giống lúa chất lượng
Vụ Xuân năm 2015, toàn xã Hát Môn (huyện Phúc Thọ) có 120ha lúa hàng hóa, gieo cấy một số giống lúa như Nàng Xuân, Bắc Thơm số 7, Sơn Lâm 1, HT 1. Để chương trình đạt hiệu quả, huyện Phúc Thọ đã hỗ trợ 100% chi phí giống, 30% phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
Ông Hồ Văn Thắng - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Hát Môn cho biết, việc gieo cấy các giống lúa trên đã mang lại hiệu quả rõ rệt, cho năng suất, chất lượng cao, giá bán ổn định. Hiện nay, cứ đến vụ sản xuất là hợp tác xã chỉ việc giới thiệu các địa chỉ cung cấp giống uy tín cho nông dân, còn nông dân sẽ trực tiếp mua giống từ các công ty, DN cung cấp giống.
Tại huyện Thanh Oai, vụ Xuân năm 2015, toàn huyện gieo cấy 950ha lúa hàng hóa CLC tại 5 xã: Bình Minh, Tam Hưng, Mỹ Hưng, Đỗ Động, Thanh Văn. Do phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng nên từ năm 2011 đến nay, giống lúa Bắc Thơm số 7 luôn cho năng suất cao, trung bình đạt trên 60 tạ/ha/vụ.
Theo khảo sát của Sở NN&PTNT Hà Nội, các huyện triển khai chương trình lúa hàng hóa CLC đánh giá, các giống lúa đưa vào sản xuất đều cho năng suất, chất lượng ổn định, giá bán cao, gạo làm ra luôn được người tiêu dùng lựa chọn.
Ông Ngô Đại Ngọc - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, chương trình sản xuất lúa hàng hóa CLC đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Đặc biệt, đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao thu nhập cho nông dân. Đồng thời, qua thực tế, chương trình đã lựa chọn được nhiều giống lúa chất lượng để đưa vào cơ cấu giống và cơ cấu mùa vụ phù hợp với các huyện.
Hướng tới sản xuất gạo sạch, an toàn
Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, từ năm 2011 đến nay, mỗi năm TP mở rộng, phát triển thêm 36.750ha diện tích lúa hàng hóa CLC tại 14 huyện. Đặc biệt, đã hình thành các vùng lúa chất lượng tiêu biểu như: Đông Anh, Sóc Sơn với giống Nếp cái hoa vàng; Phúc Thọ với giống lúa Hương Thơm số 1; Thanh Oai, Thường Tín với giống lúa Bắc Thơm số 7...
Diện tích lúa CLC của TP cũng không ngừng tăng lên qua các năm. Nếu như diện tích lúa chất lượng cao của TP năm 2011 là 22,4%, thì đến năm 2014 đã là 36,6%.
Với mục tiêu hướng tới xây dựng thương hiệu gạo sạch, an toàn, vụ Xuân năm 2015, Trung tâm Phát triển Cây trồng Hà Nội triển khai mô hình điểm 150ha lúa hàng hóa an toàn VietGAP tại 7 xã của 4 huyện: Tam Hưng, Thanh Văn, Thanh Thùy (Thanh Oai), Thanh Xuân, Minh Trí (Sóc Sơn), Tốt Động (Chương Mỹ) và Hát Môn (Phúc Thọ).
Hiện, Trung tâm đã lựa chọn một số giống lúa chất lượng cao như: Bắc Thơm số 7, Nàng Xuân, T10 để đưa vào sản xuất. Đây là các giống lúa ngắn ngày, chất lượng tốt. Tuy nhiên, theo ông Ngô Đại Ngọc, để khuyến khích nông dân nhân rộng diện tích cấy lúa hàng hóa CLC, các huyện cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ riêng đối với các diện tích gieo cấy này.
Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT sẽ tiếp tục tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, thúc đẩy liên kết, hợp tác 4 nhà trong sản xuất, bảo quản chế biến, tiêu thụ lúa, gạo hàng hóa. Mặt khác, để tạo thuận lợi trong quá trình triển khai, TP cần sớm có hướng dẫn cụ thể về định mức hỗ trợ theo Nghị quyết 25/2013 - HĐND của HĐND TP đối với các đối tượng tham gia chương trình.
Sau 5 năm triển khai chương trình sản xuất lúa hàng hóa CLC, đến nay, TP đã xây dựng được 120 mô hình cánh đồng mẫu lớn, vùng sản xuất lúa CLC tiêu biểu tại 82 HTX với quy mô 23.215ha tại 14 huyện. Năng suất bình quân đạt 5,3 tấn/ha, sản lượng đạt trên 100.000 tấn/năm, giá bán tăng từ 1,3 - 1,5 lần so với giống lúa Khang Dân 18. Giá trị sản phẩm hàng hóa đạt trên 1.000 tỷ đồng. Hiệu quả kinh tế đạt xấp xỉ 470 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
PGS-TS Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu - phát triển ĐBSCL, đưa ra một thực tế rằng nếu tính bình quân diện tích trồng lúa trên đầu người tương ứng với thu nhập từ cây lúa như hiện nay thì nông dân trồng lúa ở gần với ngưỡng nghèo. Trong hệ thống phân phối, chỉ có trên dưới 7% người trồng lúa bán được gạo trực tiếp cho doanh nghiệp, còn lại hạt gạo phải “đội” từ 7 - 8 lớp “cò”. Hơn nữa, nông dân sử dụng “thừa” phân, thuốc làm cho giá thành sản xuất tăng.
Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống với mật độ 5 con/m2 (cá rô đồng là chính, ghép thêm cá sặt rằn, cá chép và cá mè vinh), một phần thức ăn và được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật trong suốt vụ nuôi và tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình.
Trong năm 2014, ngư dân tỉnh Tiền Giang đã vượt qua khó khăn do thời tiết, bão lốc và những bất lợi trên biển, tổ chức bám ngư trường, phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ... đã khai thác được trên 88.000 tấn hải sản phục vụ tiêu dùng và chế biến xuất khẩu, đạt 100,42% chỉ tiêu cả năm và tăng hơn 0,58% so cùng kỳ năm trước.
Vào tháng 10, giá sầu riêng bắt đầu tăng giá cao trên 60.000 đồng/kg, đặc biệt vào những ngày tháng 11 giá sầu riêng cao kỷ lục, thương lái đến tận vườn mua sầu riêng Ri 6 và Mongthong trên 100.000 đồng/kg, người dân rất phấn khởi.
Ông Lê Văn Mãnh, ngụ ấp Phú Thạnh, xã Phú Mỹ (Tân Phước) vui mừng vì vừa thu hoạch 3.000 m2 khoai mỡ trúng giá. Tại thời điểm này thương lái đến tận ruộng mua với giá 14.000 đồng/kg. Năng suất đạt 3 tấn/1.000 m2, thu nhập khoảng 120 triệu đồng. Còn lại 2.000 m2 trồng sau, cũng sắp cho thu hoạch.