Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hà Nội mở rộng quy mô sản xuất lúa hàng hóa

Hà Nội mở rộng quy mô sản xuất lúa hàng hóa
Publish date: Friday. April 24th, 2015

Lựa chọn được nhiều giống lúa chất lượng

Vụ Xuân năm 2015, toàn xã Hát Môn (huyện Phúc Thọ) có 120ha lúa hàng hóa, gieo cấy một số giống lúa như Nàng Xuân, Bắc Thơm số 7, Sơn Lâm 1, HT 1. Để chương trình đạt hiệu quả, huyện Phúc Thọ đã hỗ trợ 100% chi phí giống, 30% phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).

Ông Hồ Văn Thắng - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Hát Môn cho biết, việc gieo cấy các giống lúa trên đã mang lại hiệu quả rõ rệt, cho năng suất, chất lượng cao, giá bán ổn định. Hiện nay, cứ đến vụ sản xuất là hợp tác xã chỉ việc giới thiệu các địa chỉ cung cấp giống uy tín cho nông dân, còn nông dân sẽ trực tiếp mua giống từ các công ty, DN cung cấp giống.

Tại huyện Thanh Oai, vụ Xuân năm 2015, toàn huyện gieo cấy 950ha lúa hàng hóa CLC tại 5 xã: Bình Minh, Tam Hưng, Mỹ Hưng, Đỗ Động, Thanh Văn. Do phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng nên từ năm 2011 đến nay, giống lúa Bắc Thơm số 7 luôn cho năng suất cao, trung bình đạt trên 60 tạ/ha/vụ.

Theo khảo sát của Sở NN&PTNT Hà Nội, các huyện triển khai chương trình lúa hàng hóa CLC đánh giá, các giống lúa đưa vào sản xuất đều cho năng suất, chất lượng ổn định, giá bán cao, gạo làm ra luôn được người tiêu dùng lựa chọn.

Ông Ngô Đại Ngọc - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, chương trình sản xuất lúa hàng hóa CLC đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Đặc biệt, đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao thu nhập cho nông dân. Đồng thời, qua thực tế, chương trình đã lựa chọn được nhiều giống lúa chất lượng để đưa vào cơ cấu giống và cơ cấu mùa vụ phù hợp với các huyện.

Hướng tới sản xuất gạo sạch, an toàn

Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, từ năm 2011 đến nay, mỗi năm TP mở rộng, phát triển thêm 36.750ha diện tích lúa hàng hóa CLC tại 14 huyện. Đặc biệt, đã hình thành các vùng lúa chất lượng tiêu biểu như: Đông Anh, Sóc Sơn với giống Nếp cái hoa vàng; Phúc Thọ với giống lúa Hương Thơm số 1; Thanh Oai, Thường Tín với giống lúa Bắc Thơm số 7...

Diện tích lúa CLC của TP cũng không ngừng tăng lên qua các năm. Nếu như diện tích lúa chất lượng cao của TP năm 2011 là 22,4%, thì đến năm 2014 đã là 36,6%.

Với mục tiêu hướng tới xây dựng thương hiệu gạo sạch, an toàn, vụ Xuân năm 2015, Trung tâm Phát triển Cây trồng Hà Nội triển khai mô hình điểm 150ha lúa hàng hóa an toàn VietGAP tại 7 xã của 4 huyện: Tam Hưng, Thanh Văn, Thanh Thùy (Thanh Oai), Thanh Xuân, Minh Trí (Sóc Sơn), Tốt Động (Chương Mỹ) và Hát Môn (Phúc Thọ).

Hiện, Trung tâm đã lựa chọn một số giống lúa chất lượng cao như: Bắc Thơm số 7, Nàng Xuân, T10 để đưa vào sản xuất. Đây là các giống lúa ngắn ngày, chất lượng tốt. Tuy nhiên, theo ông Ngô Đại Ngọc, để khuyến khích nông dân nhân rộng diện tích cấy lúa hàng hóa CLC, các huyện cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ riêng đối với các diện tích gieo cấy này.

Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT sẽ tiếp tục tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, thúc đẩy liên kết, hợp tác 4 nhà trong sản xuất, bảo quản chế biến, tiêu thụ lúa, gạo hàng hóa. Mặt khác, để tạo thuận lợi trong quá trình triển khai, TP cần sớm có hướng dẫn cụ thể về định mức hỗ trợ theo Nghị quyết 25/2013 - HĐND của HĐND TP đối với các đối tượng tham gia chương trình.

Sau 5 năm triển khai chương trình sản xuất lúa hàng hóa CLC, đến nay, TP đã xây dựng được 120 mô hình cánh đồng mẫu lớn, vùng sản xuất lúa CLC tiêu biểu tại 82 HTX với quy mô 23.215ha tại 14 huyện. Năng suất bình quân đạt 5,3 tấn/ha, sản lượng đạt trên 100.000 tấn/năm, giá bán tăng từ 1,3 - 1,5 lần so với giống lúa Khang Dân 18. Giá trị sản phẩm hàng hóa đạt trên 1.000 tỷ đồng. Hiệu quả kinh tế đạt xấp xỉ 470 tỷ đồng.


Related news

Tháo gỡ khó khăn cho các hợp tác xã nông nghiệp Tháo gỡ khó khăn cho các hợp tác xã nông nghiệp

Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh vừa tổ chức diễn đàn nắm tình hình và tháo gỡ khó khăn cho các hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN) trên địa bàn tỉnh.

Monday. July 20th, 2015
Sản lượng khai thác thủy sản 6 tháng đầu năm 2015 đạt 1,49 triệu tấn Sản lượng khai thác thủy sản 6 tháng đầu năm 2015 đạt 1,49 triệu tấn

Thời tiết các tháng đầu năm tương đối thuận lợi, ngư dân tích cực ra khơi bám biển, số tàu thuyền được ngư dân cải hoán công suất và đầu tư ngư lưới cụ ngày càng tăng, hình thức liên kết tổ, đội hoạt động tương đối hiệu quả. Các tàu làm nghề khai thác xa bờ như lưới vây, lưới cản, mành chụp khơi đạt sản lượng khai thác giá trị kinh tế cao và xuất khẩu như cá thu, cá nục, cá ngừ, mực và các loại khác như cá cơm, ruốc….

Monday. July 20th, 2015
Nuôi tôm thương phẩm sử dụng nguồn nước cấp từ ao nuôi cá rô phi Nuôi tôm thương phẩm sử dụng nguồn nước cấp từ ao nuôi cá rô phi

Ngày 15/7/2015 Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Ngãi phối hợp cùng với Trạm Khuyến nông huyện Mộ Đức tổ chức tổng kết mô hình nuôi tôm thương phẩm sử dụng nguồn nước cấp từ ao nuôi cá rô phi tại hồ nuôi của gia đình bà Bùi Thị Nguyệt, xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi, với qui mô 3.000m2. Theo đánh giá, mô hình bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Monday. July 20th, 2015
Ông Trần Quang Hiên năng động trong sản xuất Ông Trần Quang Hiên năng động trong sản xuất

Thấy việc nuôi tôm truyền thống cho thu nhập không cao, ông Trần Quang Hiên, ấp 5, xã Tân Thành, TP Cà Mau, quyết định chuyển sang loại hình nuôi tôm công nghiệp (TCN) trên diện tích 1,3 ha với 4 ao nuôi.

Monday. July 20th, 2015
Nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Đức Phổ chưa tận dụng hết lợi thế Nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Đức Phổ chưa tận dụng hết lợi thế

Sở hữu hàng trăm hécta mặt nước, thế nhưng, các đầm, hồ nước ngọt tại huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) ngày càng “thiếu người nuôi trồng, vắng người khai thác”. Diện tích nuôi trồng và sản lượng thủy sản nước ngọt liên tục giảm. Có nhiều nguyên nhân, nhưng dù là gì thì đây cũng là bài toán cần sớm có lời giải để tránh tình trạng lãng phí tài nguyên.

Monday. July 20th, 2015