Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trung Quốc Là Ẩn Số Với Xuất Khẩu Gạo Việt Nam

Trung Quốc Là Ẩn Số Với Xuất Khẩu Gạo Việt Nam
Ngày đăng: 26/09/2014

Theo nhận định của Hiệp hội Lương thực VN (VFA), thị trường xuất khẩu (XK) gạo từ nay đến cuối năm có nhiều dấu hiệu tích cực và nhu cầu từ các nước nhập khẩu tăng lên.

Cụ thể Philippines đang  có  nhu  cầu  nhập  500.000  tấn,  giao  hàng  từ  tháng 10 - 12 và  có khả năng  sẽ nhập  thêm. Sau khi mở  thầu không  thành công vào ngày 27.8 do giá chào cao hơn mức giá  trần quy định, Philippines sẽ phải điều chỉnh tăng mức ngân sách theo giá thị trường để mở thầu lại. Indonesia cũng có nhu cầu nhập khẩu 400.000 - 500.000 tấn gạo từ nay đến cuối năm.

Trong đó, nước này đã ký mua 175.000 tấn với Thái Lan,  số  còn  lại đang  giao dịch  tiếp  với các  nguồn cung cấp khác. Malaysia đang chờ thực hiện các hợp đồng đã ký và thông thường nhu cầu sẽ trở lại vào cuối năm để thực hiện kế hoạch nhập khẩu cho năm sau. Thị trường châu Phi lại đang gặp vấn đề nghiêm trọng do dịch bệnh Ebola làm ảnh hưởng đến thương mại gạo với khu vực này.

Việc đóng cửa biên giới để hạn chế lây lan, cũng như giảm mua bán từ cảng biển đang gây hạn chế cung  cấp gạo,  làm giá  lương  thực tăng  nhanh  chóng, dự báo  sẽ  ảnh  hưởng  đến  an  ninh  lương  thực  trong  thời gian tới, có thể dẫn đến mua hoảng loạn.

Đáng nói là thị trường Trung Quốc vẫn là một ẩn số đối với các nước XK gạo dù đã  tăng cường kiểm soát nhập khẩu, nhất là qua biên giới VN và Myanmar.

Đến nay, VFA cũng không thống kê được lượng gạo đã xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc. Thực tế, theo các nguồn phân tích, Trung Quốc không thiếu gạo mà còn thừa lương thực, gồm các ngũ cốc chính là gạo, lúa mì và bắp do chính sách hỗ trợ nông dân, kích thích sản xuất nhằm bảo đảm tự túc  lương  thực ở mức cao,  tối  thiểu 95% nhu cầu,  trong khi các số liệu cho thấy Trung Quốc đang đạt đến 98% nhu cầu và tồn kho vượt mức.

Vấn đề của Trung Quốc là do chính sách trợ cấp nên giá thành quá cao so với giá nhập khẩu, kích  thích nhập khẩu  tư nhân do chênh lệch giá, đặc biệt là qua biên giới. Theo VFA, lượng gạo XK trong 8 tháng của VN đạt 4,2 triệu tấn, trị giá 1,83 tỉ USD. So với cùng kỳ năm 2013 số lượng XK giảm 9,17%, trị giá giảm 8,55%.

Do nguồn cung cấp từ nay đến cuối năm không còn nhiều và mức tồn kho thấp, nên giá sẽ tăng  nhanh khi có hợp đồng XK lớn hoặc XK qua biên giới Trung Quốc phục hồi trở lại. Căn cứ tình hình thị trường, VFA dự kiến kế hoạch XK gạo trong năm 2014 đạt 6,3 triệu tấn, chưa tính lượng XK qua biên giới Trung Quốc không thống kê được.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Thỏ Thành Công Đầu Tiên Tại Bình Sơn Mô Hình Nuôi Thỏ Thành Công Đầu Tiên Tại Bình Sơn

Năm 2011, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Bình Sơn đã phối hợp với UBND xã Bình Phú, triển khai mô hình nuôi thỏ New Zealand tại hộ anh Phạm Tấn Cung ở thôn An Thạch 1, xã Bình Phú, huyện Bình Sơn. Đây là mô hình nuôi thỏ New Zealand thành công đầu tiên tại địa phương này, mở ra triển vọng trong công tác phát triển giống, con vật nuôi mới; tạo ra nghề chăn nuôi mới cho nông dân địa phương.

19/05/2012
Quạt Nước Nuôi Tôm Cuốn Lột Hết Da Bộ Phận Sinh Dục Quạt Nước Nuôi Tôm Cuốn Lột Hết Da Bộ Phận Sinh Dục

Hôm 28 tháng 1, ê-kíp mổ của khoa Nam học bệnh viện Bình Dân ở Sài Gòn tiến hành ca phẫu thuật kéo dài hơn một giờ đồng hồ để ghép lại toàn bộ da dương vật và vùng bìu cho nam bệnh nhân N.V.L. Trong lúc làm việc dưới hồ nuôi tôm, anh L. đã bị cánh quạt của chiếc máy quấn vào quần đùi, rồi cuốn luôn dương vật, làm đứt phăng lột hết toàn bộ da dương vật, da vùng bìu

23/10/2011
Thu Nhập “Bạc Triệu” Nhờ Nuôi Tôm Thu Nhập “Bạc Triệu” Nhờ Nuôi Tôm

Nổi bật là hộ Nguyễn Văn Rừng thu lãi cao nhất với hơn 111 triệu đồng/ha, hộ Lê Thành Công thu lãi gần 82 triệu đồng/ha, Nguyễn Thành Trí thu lãi 70 triệu đồng/ ha, hộ Trần Văn Quân thu lãi trên 67 triệu đồng/ha... Mô hình này đã giúp nhiều nông hộ ở địa phương có được nguồn thu nhập đáng kể trong mùa nước nổi

01/10/2011
Trồng Sâm Ngọc Linh Theo Mô Hình Nhóm Ở Quảng Nam Trồng Sâm Ngọc Linh Theo Mô Hình Nhóm Ở Quảng Nam

UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết hàng chục hộ dân ở hai thôn 2, 3 xã Trà Linh vừa hình thành mô hình trồng sâm tập thể, bao gồm tổ trưởng, tổ phó, thư ký với trách nhiệm cụ thể được phân công cho từng thành viên (như chăm sóc, nuôi trồng, bảo vệ cây sâm…). Đây là mô hình mới nhất tại vùng sâm Ngọc Linh (sâm K5) có giá trị kinh tế rất cao, vì lâu nay chỉ có các vườn sâm riêng lẻ.

06/06/2012
Đã Chủ Động Được Các Giống Nấm Cao Cấp Ở Bảo Lộc Đã Chủ Động Được Các Giống Nấm Cao Cấp Ở Bảo Lộc

Nếu như trước đây, người trồng nấm ở Bảo lộc gần như chỉ tập trung vào sản xuất giống nấm mèo bởi có đầu ra ổn định (dù không đem lại giá trị kinh tế cao) và cũng không đòi hỏi kỹ thuật cao trong nuôi trồng. Nay, các loại nấm cao cấp như sò đùi gà, bào ngư nhật, bào ngư xám… đã được các hộ trồng nấm mạnh dạn đưa vào sản xuất, bởi ngoài lợi ích kinh tế họ còn không phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp giống.

20/05/2012