Hà Nội áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi bò sữa

Đánh giá 5 thực hiện chương trình hợp tác chăn nuôi bò sữa, ông Tạ Văn Tường, Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho biết, nhờ có chương trình hợp tác mà điều kiện chăn nuôi bò sữa trong nông hộ được cải thiện rõ rệt.
Đó là trình độ chăn nuôi bò theo đúng quy trình kỹ thuật tăng lên.
Đặc biệt, các hộ đã biết áp dụng công nghệ cao, tiên tiến hiện đại vào chăn nuôi, nhất là đối với các hộ chăn nuôi có quy mô lớn (hơn 10 con bò sữa trở lên), góp phần đẩy mạnh cơ giới hóa nâng cao chất lượng sữa, tăng quy mô và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Qua 5 năm, tổng đàn bò sữa của thành phố Hà Nội đã tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, đạt 15.000 con, tăng 181% về tổng đàn và 190% về sản lượng so với năm 2010
. Riêng huyện Ba Vì, tổng đàn bò sữa tăng hơn 3 lần so với năm 2010; trong đó có nhiều xã chăn nuôi trọng điểm phát triển mạnh hiệu quả rõ rệt như Tân Lĩnh (2.454 con), Vân Hòa (3.471 con), Phù Đổng (2.133 con), Phượng Cách (229 con).
Bên cạnh đó, chương trình hợp tác cũng đã xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, có chất lượng, đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật trong chăn nuôi, thu gom, bảo quản tiêu thụ sữa tươi đến nông hộ, giúp hộ chăn nuôi nâng cao năng xuất chất lượng sữa, hiệu quả chăn nuôi.
Tuy nhiên, chương trình này mới chỉ tập trung ở các xã trọng điểm, còn ở một số vùng khác chưa được quan tâm đầu tư đúng mức như Gia Lâm, Đan Phượng, Đông Anh, Phúc Thọ...
Ngoài ra, thời gian gần đây giá sữa bột giảm mạnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển chăn nuôi bò sữa và hiệu quả kinh tế của người dân.
Để phát triển đàn bò sữa bền vững, thời gian tới, Hà Nội sẽ tập trung vào triển khai xây dựng quy trình chăn nuôi, quy chế quản lý chuỗi và quản lý chất lượng sản phẩm, đẩy nhanh cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa, tăng cường các biện pháp phòng chống viêm vú cho đàn bò sữa.
Hướng dẫn kiểm tra giám sát tại các cơ sở chăn nuôi, cơ sở thu gom nhằm quản lý tốt chất lượng sữa, tập huấn kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi, người làm công tác thu gom sữa, chú trọng tuyên truyền, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng...
Tại hội nghị, các đại biểu cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở ngành có liên qua cần kiểm tra chặt chẽ việc sản xuất kinh doanh của các công ty sản xuất kinh doanh sữa trên địa bàn để minh bạch sản phẩm sữa tươi và sữa bột hoàn nguyên do các công ty sản xuất; tạo điều kiện để các sản phẩm sữa tươi sản xuất trong nước được tiếp cận rộng rãi.
Thuận lợi với thị trường tiêu dùng cũng như đưa vào hệ thống trường học, bệnh viện...; xây dựng bộ quy chuẩn về sữa nhập khẩu, sữa hoàn nguyên, sữa tươi để định hướng đúng cho người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

Cho đến thời điểm này, Hà Nội mới xây dựng được 17 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi với sản lượng còn khiêm tốn so với nhu cầu của Thủ đô.

Với sự hợp tác hiệu quả giữa Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) và công ty Nestlé Việt Nam, sau 3 năm triển khai, dự án NESCAFÉ Plan hỗ trợ nông dân trồng cà phê ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai đã thu được nhiều kết quả nổi bật.

Thanh long đang chín đỏ trên cây ơ hờ. Các vườn đã thu hoạch xong thì sạch nhưng xung quanh, nơi đường đi, bờ đất nhấp nhô, bờ mương, bãi đất bỏ hoang ở phía xa… đều thấp thoáng màu đỏ của thanh long chín đổ từng đống, vung vãi lớp cũ, lớp mới.

Vụ nuôi tôm năm 2014 toàn thành phố Đông Hà (Quảng Trị) có 55 ha diện tích nuôi tôm, chủ yếu ở các phường Đông Giang, Đông Lễ, Đông Lương với số lượng hơn 21 triệu con tôm giống.

Theo Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Đông Nam bộ, thời gian qua, tình trạng các bè cá đóng trái phép trên tuyến luồng hàng hải sông Dinh (Bà Rịa - Vũng Tàu) ngày càng có chiều hướng gia tăng. Tình trạng này tập trung nhiều ở khu vực từ phao báo hiệu hàng hải số 18 đến khu vực phao báo hiệu hàng hải số 20.