Khá lên nhờ trồng ngò gai và rau húng cây
Tổ hợp tác có 30 hộ tham gia, mỗi hộ đăng ký sản xuất thấp nhất 1.000 m2, nhiều nhất 2.000 m2. Trồng các loại rau màu, nhưng chủ lực là cây ngò gai, rau húng cây, xen vào đó là hành lá, cải bẹ ngọt và rau tía tô, nhằm lấy ngắn nuôi dài.
Do được hướng dẫn kỹ thuật của ngành Khuyến nông, chăm sóc đúng quy trình, Công ty bao tiêu sản phẩm đầu ra, sản xuất vì thế mà có lời. Từ đó, kinh tế gia đình của nhiều hộ trồng màu vươn lên khá giả. Trong số này có anh Nguyễn Văn Quốc, nhờ trồng cây ngò gai và rau húng.
Diện tích ban đầu anh trồng là 4.000 m2 trên đất ruộng nhà, sau làm ăn khá, anh thuê thêm 3.000 m2. Trên diện tích trên, anh trồng được nhiều loại rau, chủ yếu là cây ngò gai và rau húng.
Tiếp chúng tôi, anh Quốc cho biết, làm rẫy cực lắm, công việc đồng áng cứ quần quật mỗi ngày, bắt đất quay vòng liên tục. Nhưng bù lại, khi sản phẩm đạt năng suất, bán được giá, thu nhập nhiều tiền, cũng thấy ham, cái cực khổ cũng dần quên đi.
Nói về sản xuất cây ngò gai, mỗi năm anh trồng 2 lứa trên diện tích 4.000 m2, do chăm sóc tốt, năng suất đạt từ 3 tấn/1.000 m2 trở lên. Giá bán cũng tùy lúc, thấp nhất 6.000 đồng/kg, lúc cao hút hàng giá đến 22.000 đồng/kg. Bình quân 1 công ngò gai có vụ thu từ 25 - 30 triệu đồng.
Còn 3.000 m2 trồng rau húng cây, cứ 2 tháng cắt 1 lần (1 năm cắt 6 lần), năng suất rau tốt đạt 1,5 tấn/1.000 m2. Còn trung bình thì khoảng 700 - 800 kg/1.000 m2. Giá dao động thấp nhất 5.000 đồng/kg, cao nhất 20.000 đồng/kg. Riêng các loại rau trồng xen như ngò gai xen tía tô, mỗi công thu cũng khoảng 1 tấn/1.000 m2 rau tía tô, giá 20.000 - 25.000 đồng/kg.
Ngoài trồng rau, anh còn tận dụng ao nuôi cá tai tượng, mỗi lần thả nuôi khoảng 2.000 con. Do cho ăn phụ phẩm rau trong vườn nên không tốn kém nhiều tiền thức ăn. Cá có trọng lượng từ 800 gram đến 1 kg, bán giá 40.000 đồng/kg, thu hơn 50 triệu đồng. Tổng các nguồn thu trên khoảng 300 triệu, sau trừ chi phí hàng năm còn dư trên 200 triệu đồng.
“Nhờ sự cần cù lao động, chịu thương chịu khó, bám với ruộng đồng, giờ đây kinh tế gia đình anh Quốc đã vươn lên khá, cuộc sống ổn định, nhà cửa xây dựng khang trang, tiện nghi đầy đủ”. Đó là nhận xét của ông Chín Trưng, tổ trưởng tổ rau an toàn ấp 5.
Có thể bạn quan tâm
Khi nghề nuôi cá tra xuất khẩu luôn bấp bênh về đầu ra, dẫn đến tỷ lệ rủi ro cao thì một số ngư dân trong tỉnh An Giang đã nhanh chóng chuyển hướng nuôi các loại cá đặc sản, phục vụ thực khách tại các nhà hàng, quán ăn. Ông Lê Văn Dũng, Chi hội Nghề cá thị trấn Chợ Vàm (Phú Tân) là một điển hình trong số đó.
Hàng năm, thiệt hại trên diện tích tôm nuôi của tỉnh Sóc Trăng vẫn còn lớn, có năm thiệt hại tới 70-80% diện tích thả nuôi. Năm 2013 dù là vụ nuôi tôm khá thành công của các hộ dân tỉnh Sóc Trăng, nhưng thiệt hại cũng chiếm trên 30%. Còn vụ tôm năm 2014, tuy mới qua nửa chặng đường, nhưng thiệt hại đã chiếm tới 36% diện tích thả nuôi.
Cá chiên, loài cá được mệnh danh là chúa tể lòng sông Đà vì bản tính hung dữ và có trọng lượng trưởng thành lên tới 70kg (nhiều tài liệu ghi 90kg). Đây còn là loài cá thuộc nhóm “tứ quý”, dùng để tiến vua... Rất nhiều người đã tốn bao công sức để thuần hóa loài cá này, nhưng đều thất bại. Câu chuyện nuôi cá Chiên tưởng chừng khó thì nay đã thực hiện thành công trên lòng hồ thủy điện Sơn La.
Ngày 21-7, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lại Văn Hùng, Trưởng bộ môn nuôi thủy sản nước mặn, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (Trường Đại học Nha Trang) cho biết, ông và các cộng sự đã sản xuất thành công thức ăn công nghiệp cho tôm hùm bông và tôm hùm xanh.
Hiện nay, bệnh trên con tôm bùng phát tại vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa, Phú Yên) khiến nhiều người nuôi lỗ vốn. Nguyên nhân vẫn là “điệp khúc” do thời tiết không thuận lợi, người nuôi tôm chưa chấp hành quy chế vùng nuôi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa phù hợp…