Ân nhân của những vườn tiêu
Vườn tiêu canh tác theo quy trình bền vững sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm vi sinh đối kháng, chỉ xén cỏ và nhổ cỏ bằng tay, tuyệt đối không dùng đến cuốc cào trong mùa mưa đã giúp tiêu khỏe, năng suất rất cao của ông Nguyễn Duy Thú, ấp 8, xã Sông Ray, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai.
Khi khách đã yên vị ngoài… vườn tiêu mà ông Tuấn còn luýnh quýnh như gà mắc đẻ, hết chạy qua chuồng gà lại chạy đến chuồng dê.
Ông Tuấn vốn là công nhân Công ty Cao su Hòa Bình nhưng do đói khổ quá ở những năm đầu nên bỏ ra ngoài từ năm 1983. Tính hay lam hay làm đã giúp ông trụ lại được vùng đất khô khát Xuyên Mộc và đã có một khoảng đất mênh mông nhưng rồi nó lại bị xẻ nhỏ lần lượt chui vào cổ chai đến khi kịp dừng lại thì 6 ha đất trồng đủ loại cây của ông chỉ còn lại 1,3 ha tiêu.
Năm 2007, cơn đại dịch tiêu kéo qua Xuyên Mộc, chỉ trong vòng 2 tuần, vườn tiêu đang xanh tốt của ông bỗng tan tác như bị bom B52, hy vọng của con nợ và các chủ nợ tan biến, đang là người tử tế, ông Tuấn bỗng nhiên bị khinh rẻ, ông tính giải thoát bằng cách gán nốt đất rồi dắt díu vợ con về quê Quảng Trị nhưng rồi cũng không xong.
Trong cơn bĩ cực, tình cờ gặp kỹ sư Sơn, cán bộ kỹ thuật của Công ty Điền Trang. Nghe Sơn giảng giải về nguyên nhân làm tiêu nhiễm bệnh chết nhanh là do lạm dụng phân hóa học, ông không tin nhưng khi nghe nói sử dụng vườn anh để làm mẫu và không mất chi phí ông gật đầu ngay.
Bắt đầu từ việc rửa vườn, thiết kế lại hệ thống thoát nước, sử dụng phân bón hữu cơ và phun chế phẩm vi sinh Trichoderma định kỳ đồng thời chỉ sử dụng phân NPK vừa đủ. Thật bất ngờ dịch bệnh bị chặn lại, những cây còn sống sót cho năng suất đến 10 kg/nọc.
Thấy vớt vát được, ông Tuấn áp dụng quy trình sử dụng phân hữu cơ và chế phẩm vi sinh của Công ty Điền Trang, trồng lại ngay những trụ bị chết. Tất cả đều sinh trưởng phát triển bình thường, năm 2013 thu được 4 tấn tiêu hạt, năm 2014 tiêu cả nước đều thất, ông thu được 4 tấn và năm nay sản lượng ước tính thu 6 tấn.
Gặp thời giá tiêu cao ông có tiền trả được nợ, sửa được nhà, mua lại được 0,6 ha đất cho đứa con trai vừa được nhận làm công an viên của xã.
Không cùng cực như ông Tuấn nhưng ông Nguyễn Hữu Quang với biệt danh Quang "gà" ở ấp Gia Lào, xã Suối Cao, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai đến với cây tiêu cũng đã ôm một cục nợ lớn do chăn nuôi gà.
Biết đến Điền Trang qua hội chợ nông nghiệp và lời giới thiệu của cán bộ khuyến nông, năm 2009 ông bắt tay trồng 2 ha với nguyên tắc “không được phép thất bại”.
Kiên định với nguyên tắc trên nên dù ai nói ngả nghiêng ông vẫn tích cực “phòng thủ” cho tiêu bằng cách tăng khả năng thoát nước, chống nước chảy tràn và đặc biệt duy trì đều đặn mỗi năm bón phân hữu cơ 3 cữ, mỗi tháng 1 lần phun chế phẩm vi sinh Trichoderma.
Đã 6 năm, vườn ông Quang là vườn duy nhất trong 300 ha tiêu của xã có tỷ lệ cây chết tính bằng phần ngàn. Năm 2014, năm mà tiêu cả nước có năng suất thấp nhất, vườn ông chỉ thu được 4 tấn còn năm 2013, khi tiêu còn nhỏ mà sản lượng đã đạt 5 tấn. Năm 2015 này, sản lượng của ông ước đạt 7 tấn. Cục nợ ngày trước đã được ông thanh toán nhẹ nhàng.
Mặc dù cách ông Quang không xa nhưng vườn tiêu của ông Nguyễn Văn Huệ (năm ngoái từng đạt sản lượng 15 tấn) lại phải cấp cứu vì bệnh chết nhanh mặc dù ông vẫn sử dụng phân hữu cơ. Qua thăm vườn mới biết sự “sáng tạo” kỳ quặc đã hại ông.
Lúc đầu chỉ có trên dưới chục cây bị bệnh nên ông sợ mầm bệnh sẽ theo nước lây lan nên thay vì cô lập những cây bệnh, ông lại vét bồn cho từng cây khỏe để “nước mưa bẩn bên ngoài không thể xâm nhập cây khỏe”.
Việc làm bồn của ông đã làm cho gốc tiêu sũng nước những hôm mưa và tất nhiên thủy bào tử nấm Phytopthora đã không bỏ lỡ cơ hội tấn công ngay vào bộ rễ những cây tiêu khỏe.
Trong một ngày thăm 4 hộ trồng tiêu gắn bó với quy trình canh tác tiêu bền vững của Công ty Điền Trang có hộ ông Nguyễn Duy Thú ở ấp 8, xã Sông Ray, huyện Xuân Lộc là trường hợp đặc biệt.
Mặc dù mới trồng năm 2008 nhưng bụi tiêu nào của ông Thú cũng đều cao trên 7 m và trái xây từ gốc lên ngọn. Năm 2011, tiêu có bói ông Thú thu được 40 kg, năm 2012 thu được 400 kg, năm 2013 thu được 1,4 tấn, năm 2014 thu được 2,5 tấn và đến lúc này vợ ông mới tin tưởng chịu rời Sài Gòn về quê cùng ông. Nhìn mã cây, năng suất vườn ông năm nay không dưới 3,5 tấn. Điều đặc biệt, vườn tiêu của ông Thú để nguyên thảm cỏ xanh mướt êm như sân golf.
Ông Nguyễn Duy Thú cho rằng, qua thực tế thấy việc để cỏ chống mưa chảy tràn rất hiệu quả đồng thời không bị ẩm quá do cỏ thoát nước nhanh hơn, việc cạnh tranh dinh dưỡng giữa cỏ và tiêu không đáng kể vì bộ rễ của tiêu rất yếu chỉ phát triển trong tán của nó.
Tóm tắt quy trình chăm sóc vườn tiêu kinh doanh:
1/ Bón phân hữu cơ vi sinh TRICHOMIX-DT chuyên dùng cho cây tiêu 1-2 kg/gốc; bón từ 4-5 lần/năm. Nên kết hợp phân trung vi lượng ANOMIX để giúp cây sinh trưởng tốt
2/ Tưới gốc ĐIỀN TRANG - NEMA kết hợp tưới TRIMIX hữu cơ dạng nước (can 4 lít) định kỳ 1 tháng/lần.
3/ Phun phân bón lá BREED - DT02 siêu Bo, Kẽm kết hợp ĐIỀN TRANG - TRICHO định kỳ 1 tháng/lần.
Có thể bạn quan tâm
Thị trường Hàn Quốc rất chuộng các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam, tuy nhiên để thâm nhập thị trường khó tính này các doanh nghiệp (DN) phải đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng, mẫu mã sản phẩm.
Trong đó, cá tra XK hiện vẫn duy trì vị trí thứ 2 sau tôm, chiếm 22% tổng giá trị XK thủy sản của Việt Nam. EU đang là thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất, chiếm 20,4% tổng kim ngạch XK mặt hàng này của Việt Nam. Tuy nhiên, XK cá tra sang EU trong 9 tháng đầu năm đạt giá trị 261,02 triệu USD, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), trong tháng 10/2014, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ước đạt 528 triệu USD, nâng giá trị xuất khẩu trong cả 10 tháng đầu năm đạt 4,98 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2013.
Theo Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Đắk R’lấp thì hiện nay, toàn huyện có gần 16.500 ha cà phê; trong đó, có gần 30% diện tích vườn cây trồng bằng giống kém chất lượng, suy giảm năng suất và nhiều vườn cây già cỗi, cần phải chuyển đổi dần để tái canh hàng năm.
Theo đó, gia đình chị được hỗ trợ 50 con gà giống đã tiêm vắc xin phòng bệnh và 50% thức ăn tinh, đồng thời được tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, cách phòng chống dịch bệnh. Sau gần 4 tháng nuôi, đàn gà sinh trưởng và phát triển tốt, trọng lượng trung bình mỗi con đạt từ 2 kg trở lên.