Hà Nam Trước Ngưỡng Vạn Con Bò Sữa
Từ duy ý chi
Có thể nói sau nhiều năm phát triển đàn bò sữa, 2 năm vừa qua là quãng thời gian dễ chịu nhất với người chăn nuôi con vật này. Nói dễ chịu vì giá sữa mấy năm nay tăng ổn định, đảm bảo thu nhập cao cho người nuôi bò. Việt Nam đã hình thành được một số vùng nuôi bò sữa lớn, có tính chuyên nghiệp cao như vùng Đông Nam bộ (tâm điểm là TPHCM cùng với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An…), vùng ĐBSH (trung tâm là Hà Nội cùng với các tỉnh Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên…).
Ngoài ra ở miền Trung, nơi lâu nay nghề chăn nuôi bò sữa vẫn bấp bênh đã hình thành được “thủ đô” bò sữa khá hoành tráng ở Nghĩa Đàn (Nghệ An), bên cạnh các vùng nuôi bò sữa quy mô nhỏ ở Bình Định, Lâm Đồng…Ở tỉnh Tuyên Quang sau một thời gian chao đảo do cách làm duy ý chí, không giống ai của lãnh đạo tỉnh này đến nay đàn bò sữa được chuyển giao cho một DN nước ngoài đã phát triển tốt. Tại Mộc Châu (Sơn La) cũng đã định hình một vùng sữa công nghiệp nhiều tiềm năng.
Sau một thời gian “lên đồng”, theo kiểu “nhà nhà, người người nuôi bò sữa”, đến nay cả 3 “nhà”: Doanh nghiệp- Nhà nông và nhất là Nhà nước cấp tỉnh đều đã chín chắn hơn trong tư duy phát triển bò sữa. Thay cho việc xác định con bò sữa là con vật xóa đói giảm nghèo, có thể giao cho bất cứ người nông dân kém kinh nghiệm nào chăm sóc thì giờ đây con bò sữa được xác định là con làm giàu, chỉ những ai có kiến thức chăn nuôi- và nhất là có tiền mới nên theo đuổi. Việc thay đổi cả một tư duy chăn nuôi bò sữa đã giúp kìm lại cơn “co giật” của một số người muốn phát triển bò sữa bằng mọi giá, ở bất cứ đâu bất chấp khoa học và điều kiện thực tiễn. Đồng thời kiểu làm “bò sữa quốc doanh” (tỉnh lập trại chăn nuôi bò sữa) đã biến mất, nhường con bò sữa lại cho DN và người nông dân.
Thay vào đó cơ quan quản lý nhà nước (Bộ NN- PTNT, UBND các tỉnh) chỉ làm nhiệm vụ hoạch định chính sách, quy hoạch đất đai, quản lý con giống…Nhờ vậy đàn bò sữa đã phát triển nhanh, đi đúng hướng và quan trọng nhất là chắc chắn. Một chuyên gia kỳ cựu của Viện Chăn nuôi nói: Chăn nuôi con gia súc gia cầm nào, nếu thất bại còn có cơ hội làm lại từ đầu. Với con bò sữa khả năng ấy là số 0 nếu tiềm lực tài chính yếu. Đơn giản, một khi thất bại với con bò sữa người chăn nuôi gần như khánh kiệt vì vốn đầu tư quá lớn.
Vấn đề quan trọng nhất với nghề nuôi bò sữa hiện nay là, các khu vực chăn nuôi bò sữa truyền thống đang bị thu hẹp dần, không gian để duy trì (chứ chưa nói đến việc mở rộng đàn bò sữa) đang bị tranh chấp quyết liệt. Tại TPHCM, vùng nuôi bò sữa lớn nhất là huyện Củ Chi, còn tại Hà Nội “hạt nhân” của đàn bò sữa nằm tại huyện Ba Vì cũng đang bị đô thị hóa, đất nuôi bò chuyển qua làm đất du lịch, đất ở hoặc làm công nghiệp. Như vậy con bò sữa sẽ đi đâu trong cuộc “thiên di” của cơn lốc chuyển hóa đất đai này?
Khác với gà, lợn, con bò sữa không thể nuôi ở bất cứ nơi nào, nó đòi hỏi những tiêu chuẩn riêng. GS Nguyễn Đăng Vang, nguyên Cục trưởng Cục Chăn nuôi so sánh: Với con bò sữa đạt giải Hoa hậu bò sữa tại Hội thi bò sữa Mộc Châu năm 2011 vừa rồi, mỗi năm nó cho 12 tấn sữa tương đương như một NMSX sữa mini. Đó là một sự kỳ diệu các loài gia súc khác không có được. Rõ ràng với NM SX ấy có những đòi hỏi khác, không giống những vật nuôi thong thường.
Cuộc “thiên di” lịch sử
Hà Nam đang đứng trước cơ hội lớn, có thể trở thành một “thủ đô” bò sữa ở phía Bắc giống như trường hợp Nghĩa Đàn (Nghệ An) khi mà vùng bò sữa Ba Vì không còn biên độ mở rộng. Khi đưa ra vấn đề này, không ít người nghi ngờ.
Thứ nhất phát triển bò sữa phải có đất, điều này với Hà Nam không dễ. Hiện nay Hà Nam có 387 con bò sữa, đạt sản lượng sữa 2.800kg/ngày, tập trung nuôi ở các huyện Duy Tiên, Lý Nhân và Kim Bảng. Nếu tính mỗi con bò sữa cần 3 sào cỏ thì đàn bò hiện có của Hà Nam mới sử dụng hết khoảng 40ha đất. Tuy nhiên lãnh đạo Sở NN- PTNT tỉnh này hứa sẽ quy hoạch được 909ha đất có thể trồng cỏ nuôi bò. Theo phép suy luận, với diện tích đất này Hà Nam có thể nuôi 1 vạn con bò sữa.
Ở đây cũng cần nhìn rộng thêm, khi chỉ 1 huyện Củ Chi, TPHCM nuôi được gần 10.000 con bò, chiếm phần lớn đàn boò sữa TPHCM. Có người lại so sánh tiếp- tất nhiên quá khập khiễng: Israel có một thẻo đất ven Địa Trung Hải mà có đàn bò sữa hàng đầu thế giới. Phải chăng quan niệm phải có nhiều đất mới nuôi được bò sữa đã lỗi thời trong thời đại KHCN ngày nay? Bởi ngay TH đã phá vỡ quy luật chăn nuôi bò sữa truyền thống khi nuôi đàn bò với mật độ dày đặc.
Thứ hai, trình độ dân trí hay nói cụ thể hơn là trình độ chăn nuôi của nông dân Hà Nam- điều kiện cần phải có nếu muốn mở rộng đàn bò sữa. Hiện trên địa bàn tỉnh này đã có một bàn đạp là NM sữa của Cty FrieslandCampina. Được thừa hưởng nền tảng từ chương trình bò sữa Việt- Bỉ, nông dân Hà Nam cungx đã dạn dày kinh nghiệm với con bò sữa. Nhưng lâu nay người dân chỉ nuôi nhỏ lẻ (hộ cao nhất mới nuôi 7 con), giờ chăn nuôi lớn liệu có theo kịp?
Nhưng một chuyên gia sữa có cách nhìn khác- chỉ nuôi lớn mới thành công. Ông này khẳng định nếu 4- 5 năm nữa mà nuôi quy mô nhỏ hơn 10 con bò sữa/hộ là thất bại. Theo đó đến năm 2015, nếu nuôi bò sữa thu nhập dưới 20 triệu đồng/hộ thì người nuôi rất dễ bỏ đàn bò. Bằng chứng là ở Củ Chi đến nay gần như không còn hộ nào nuôi dưới 15 con. Phải xác định chăn nuôi bò sữa là một DNSX hàng hóa- một hàng hóa đặc biệt chứ không đơn thuần là một nông hộ. Và phải đặt thu nhập của người nuôi bò sữa trong tương quan thu nhập với các ngành nghề khác trong xã hội.
Có thể nói Hà Nam đang có cơ hội trở thành một “Hà Lan” khi được được một Cty sữa hàng đầu thế giới chọn để đầu tư. Nhưng tất cả mới là kịch bản trên giấy. Kịch bản ấy có biến thành một vở kịch đẹp hay không còn phải có đạo diễn, diễn viên. Theo chúng tôi diễn viên chính trong vở kịch này phải là người nuôi bò sữa. Chỉ khi điễn viên chính vào cuộc thì vở kịch mới thành công.
Ông Lưu Văn Tân, một người đã đi nhiều nước có ngành nuôi bò sữa nổi tiếng cho hay, ở Hà Lan chăn nuôi bò sữa là nghề gia truyền, tài sản thừa kế ông bà, bố mẹ để lại cho con cái là trang trại bò. Nhưng nếu bây giờ đặt ra câu hỏi: Có bao nhiêu phần trăm các gia đình chăn nuôi bò sữa ở nước ta hiện nay dám khẳng định con cái họ sẽ tiếp tục đeo đuổi nghề nuôi bò sữa như bố mẹ? Câu trả lời rất khó xác định. Đó là một nguy cơ. Ông Tân cảnh báo: Không nên coi bò sữa là con ăn sổi. Ở Hà Lan, Úc, Mỹ… các trang trại bò sữa đều lưu truyền từ thế hệ nay sang thế hệ khác, vì nuôi bò sữa cần sự tích lũy kinh nghiệm rất cao.
Thứ ba, nuôi bò sữa phải có tiền. Hà Nam là một tỉnh nghèo và họ đang chờ đợi một chương trình đầu tư lớn từ Cty FrieslandCampina. Đại diện Cty này cho biết họ đã kêu gọi các ngân hàng của Hà Lan và thế giới, thậm chí cả ĐSQ Hà Lan và Chính phủ nước này bơm tiền vào chương trình bò sữa của Hà Nam. Cty dự định đến năm 2020 tạo dựng được 4 vùng bò sữa ở VN, trong đó phía Bắc chọn Hà Nam với mục tiêu hành thành 300 trang trại nuôi bò hiện đại cho 80 triệu kg sữa/năm.v
Có thể bạn quan tâm
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương xem xét, xử lý theo thẩm quyền việc bãi bỏ quy định tạm đình chỉ nhập khẩu thịt bò từ Pháp trong trường hợp thịt bò nhập khẩu từ nước này đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về nhập khẩu mặt hàng này.
Mô hình triển khai tại 2 huyện Châu Thành, An Biên và TX.Hà Tiên từ tháng 5.2014. 15 hộ nuôi thử nghiệm áp dụng phương thức nuôi trong chuồng bao lưới kết hợp với thả vườn để giảm chi phí đầu tư thức ăn. Nông dân tham gia được Trung tâm KNKN Kiên Giang hỗ trợ 60% tiền giống, 30% tiền thức ăn.
Tham gia dự án, các hộ gia đình được quy hoạch chăn nuôi theo vùng, được tập huấn tiếp cận khoa học công nghệ chăn nuôi an toàn, kỹ thuật quản lý, sản xuất, phòng chống dịch bệnh hiệu quả, hỗ trợ xây dựng công trình bể bioga. Ngoài ra, địa phương còn được dự án đầu tư hỗ trợ nâng cấp các cơ sở giết mổ, chợ buôn bán thực phẩm tươi sống.
Cùng với phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi được xác định là thế mạnh của kinh tế hộ ở các huyện miền núi tỉnh ta. Tuy nhiên, tại các địa phương, chăn nuôi chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế, đặc biệt là chăn nuôi nông hộ.
Ngày 7-10, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thanh Hóa (Agribank Thanh Hóa) phối hợp với Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông tổ chức Lễ ký Biên bản thỏa thuận hợp tác cho vay vốn đối với khách hàng mua máy nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.