Hà Nam Cá Chết Hàng Loạt, Nổi Trắng Sông Nhuệ

Khoảng 1 tuần nay, trên sông Nhuệ đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Hà Nam bỗng nhiên xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt, nổi trắng cả một khúc sông.
Chiều ngày 10-6, theo ghi nhận tại khúc sông Nhuệ, đoạn chảy qua xã Nhật Tựu, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, chỉ nhìn bằng mắt thường cũng thấy cá chết hàng loạt phủ trắng mặt sông.
Tại trạm bơm xã Nhật Tựu, cá chết dồn ứ lại nhiều ngày, bốc mùi hôi thối vô cùng khó chịu. Người dân nơi đây cho biết hiện tượng cá chết đã xuất hiện nhiều ngày qua. Khi cá chết hàng loạt, người dân 2 bên khúc sông kéo nhau ra xúc cá, vớt cá về nấu cho lợn, gà ăn đen đặc cả khúc sông.
Theo quan sát, cá chết có đủ các loại trong đó nhiều nhất là cá diếc, cá rô phi, cá gáy, cá chim… Sau nhiều ngày các loại cá lớn bé chết la liệt, nổi lềnh bềnh trên mặt nước bắt đầu ươn sình, nước trên sông bắt đầu đổi màu, bốc mùi hôi thối cả một vùng.
Một người dân cho biết hiện tượng cá chết ở sông Nhuệ không phải là hiếm, nhưng đây là lần đầu cá chết nhiều, trắng mặt sông như thế này. "Nhiều ngày qua, chúng tôi phải ngửi những mùi khó chịu như thế này. Có nhà phải cho trẻ em đi nơi khác vì sợ ảnh hưởng tới sức khỏe" - người dân nói.
Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến việc cá chết hàng loạt trên sông Nhuệ, nhưng theo người dân cho hay có thể do nguồn nước bị ô nhiễm nặng, cùng với đó là do thời tiết nắng nóng kéo dài.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù bị cơn bão số 10 năm 2013 tàn phá song hiện vẫn có rất nhiều nông dân ở miền Trung, trong đó có Quảng Bình, vẫn đánh liều với cây cao su…

Nông sản Việt Nam vốn được đánh giá là phong phú chủng loại, ngon, rẻ… Tuy nhiên, để khẳng định mình trên thị trường thế giới, những lợi thế đó chưa đủ. Điều kiện tối ưu là nông sản Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm.

Sau nhiều năm lắng đọng, mới đây, chúng tôi phát hiện có khoảng 3 lồng bè (loại được dùng để nuôi cá) trong hồ Dầu Tiếng, thuộc địa phận xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Các lồng bè này được thả gần khu vực đập chính của hồ nước.

Mô hình được thực hiện do Sở KH-CN tỉnh Tiền Giang phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Tân Phước thực hiện tại hộ gia đình ông Bùi Công Thành, xã Tân Lập 2. Phương pháp nuôi là ghép 8 con cá sặc rằn với 2 con cá rô đồng trên 1.200m2 mương trồng dứa thuộc vùng Đồng Tháp Mười.

Mấy năm nay, nuôi tôm thẻ chân trắng tại ĐBSCL đang phát triển ồ ạt, vượt tầm kiểm soát của hầu hết các tỉnh, không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý, mà nghiêm trọng hơn, nó đang làm “vỡ quy hoạch” hoàn toàn, để lại nhiều hệ lụy.