Hà Lan tiếp tục tăng nhập khẩu cá tra chế biến

Tính đến nửa đầu tháng 9/2015, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường Hà Lan đạt 38,66 triệu USD, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù giá trị XK giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng Hà Lan vẫn là thị trường tiềm năng và giá tốt tại Châu Âu của các DN XK cá tra Việt Nam.
Đây là thị trường XK lớn nhất các mặt hàng GTGT như: cá tra cuộn cá hồi xiên que tẩm ớt, thơm và cà chua; cá tra phile định hình tẩm bột; cá tra phile tẩm mù tạt, thì là…
Quý 2/2015, giá trị XK cá tra sang thị trường Hà Lan khá tốt, tăng trưởng trung bình từ 1,2 - 15% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, quý 1 và quý 3/2015, giá trị XK lại giảm từ 15 - 19% so với cùng kỳ năm 2014.
Do đó, tổng giá trị XK cá tra trong 3 quý đầu năm 2015 sang thị trường này giảm.
Theo thống kê của ITC, 6 tháng đầu năm 2015, giá trị NK hầu hết các sản phẩm cá thịt trắng, trong đó có cá tra đông lạnh giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, cá cod đông lạnh và cá rô phi giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, lần lượt 17,8% và 36,3%.
Sự mất giá của đồng EUR và chính sách hạn chế NK để bảo hộ sản xuất trong nội khối khiến cho các DN NK gặp khó khăn. Chính vì lý do đó khiến nhiều nhà NK Hà Lan khó chấp nhận mua cá tra chế biến với giá cao hơn sản phẩm đông lạnh.
Hiện nay, Việt Nam đang là nguồn cung lớn nhất và chiếm tỷ trọng 83 - 84% tổng NK của Hà Lan.
Ngoài Việt Nam, Hà Lan cũng nhập từ một số nước trong nội khối như: Bỉ, Ba Lan và Đức và NK cá tra của Indonesia.
Mặc dù, giá trị XK giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng dự báo trong năm 2016 XK sang thị trường sẽ tăng trưởng tốt hơn và dự báo nhu cầu NK cá tra chế biến của khách hàng Hà Lan sẽ tăng cao hơn so với năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Một số mặt hàng thông thường đang được TQ nhập với số lượng lớn: Chanh quả tươi 1.343 tấn, rau su su 270 tấn, xoài Nam bộ 950 tấn. Ngoài ra các loại rau, quả XK: Bưởi, dừa, sầu riêng, mướp đắng... từ 50-100 tấn.

Thế nhưng, ở đấy có những con người không quản ngại gian khó, lặng lẽ làm kinh tế, biến vùng đất ấy “sinh” ra quả ngọt để làm giàu. Tiêu biểu là gia đình anh Nguyễn Hữu Chánh, thôn Tình Phú Tây, xã Hành Minh.

Xã Tỏa Tình là nơi sinh sống của cộng đồng người Mông huyện Tuần Giáo. Khi đặt chân lên vùng đất này, hình ảnh đầu tiên trong mắt chúng tôi là những nương ngô, nương lúa xen lẫn với những vườn cà phê, sa nhân, táo mèo... cho thấy sự trù phú, no đủ của bà con người Mông nơi đây.

Cùng với Trà Bồng, huyện Tây Trà cũng được biết đến là vùng đất của cây quế. Song, tại mảnh đất này, còn có một loại cây trồng khác cũng đã gắn bó lâu đời với đồng bào Cor. Đó là cây chè xanh ở vùng núi cao phía bắc đỉnh núi Cà Đam. Đây là ngọn núi cao nhất Quảng Ngãi, thuộc thôn Trà Vân, xã Trà Nham.

Mô hình được triển khai trên diện tích 5ha tại 3 bản: Pa Ham 1, Pa Ham 2 và Mường Anh với sự tham gia của 90 hộ dân, tổng kinh phí gần 60 triệu đồng. Tham gia mô hình, các hộ dân được hỗ trợ toàn bộ về giống, vật tư, phân bón, thuốc BVTV.