Trên 220ha Lúa Ở Xã Gáo Giồng Đã Được Liên Kết Bao Tiêu Sản Phẩm
Theo kế hoạch, vụ lúa đông xuân 2014-2015 Công ty TNHH MTV kinh doanh và xay xát lúa gạo Cẩm Nguyên sẽ ký kết bao tiêu sản phẩm 420ha lúa của 285 xã viên trong Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp số 1, xã Gáo Giồng.
Sau khi Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh phối hợp với UBND xã Gáo Giồng tổ chức triển khai vận động bà con xã viên tham gia thực hiện cánh đồng liên kết, việc ký kết giữa Hợp tác xã và xã viên với Công ty Cẩm Nguyên đã chính thức diễn ra. Trước mắt có 105 hộ, diện tích được ký kết là trên 220ha, với phương thức Công ty ứng trước 5 triệu đồng/ha, mua lúa tươi tại ruộng với giá cố định 5.600đồng/kg, sử dụng một loại giống Jasmine, trong đó ngành nông nghiệp huyện hỗ trợ giá lúa giống là 3.000 đồng/kg.
Được biết, số diện tích còn lại địa phương tiếp tục vận động bà con nông dân tham gia cánh đồng liên kết từ nay cho đến ngày xuống giống theo lịch khuyến cáo 25/10, nhằm đảm bảo theo kế hoạch đề ra.
Có thể bạn quan tâm
Cụ thể, hơn 730ha chè bị nhiễm rầy xanh, tỷ lệ hại trung bình 2,5 - 5% nơi cao 6 - 15%, búp bị hại; 635ha bị hại bởi bọ cánh tơ, tỷ lệ hại trung bình 3,1 - 6,5%, nơi cao 10 - 15% búp bị hại; diện tích chè bị ảnh hưởng bởi bọ xít muỗi là 310, tỷ lệ hại trung bình 1,6 - 3,5%, nơi cao 5 - 12% búp bị hại.
Vì vậy, để bảo vệ và khai thác hợp lý loài vọp, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III - Nha Trang (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố và đề xuất các giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý loài vọp Geloina coaxans (Gmelin, 1791) ở Bến Tre. Đề tài vừa được Hội đồng Khoa học và công nghệ tỉnh nghiệm thu.
Tham gia LMSX có 50 hộ xã viên HTXNN 2 Cát Hanh với diện tích canh tác 52,65 ha. Với sự hỗ trợ của Dự án cạnh tranh nông nghiệp (DA CTNN) tỉnh thông qua các lớp đào tạo, tập huấn, các nông hộ tham gia liên minh đã áp dụng tốt quy trình kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ xoài theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Các nhà xuất khẩu trái cây Việt tìm cách lách vào thị trường nước ngoài qua vụ nghịch để tránh cạnh tranh trực tiếp với trái cây các nước trên thị trường thế giới, tuy nhiên, điều này dễ dẫn tới bảo hòa của thị trường trái cây.
Vừa đọc được tin trên báo Nông Nghiệp Việt Nam, ngay ngày hôm sau tôi đã mò lên Bắc Giang để đi thăm cơ sở nuôi vịt trời đầu tiên ở Việt Nam. Đây là trại nuôi vịt trời của anh Tô Quang Dần ở bên hồ Cây Đa, thôn Đoàn Tùng, xã Đông Phú, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.