Hà Lan tiếp tục tăng nhập khẩu cá tra chế biến
Tính đến nửa đầu tháng 9/2015, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường Hà Lan đạt 38,66 triệu USD, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù giá trị XK giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng Hà Lan vẫn là thị trường tiềm năng và giá tốt tại Châu Âu của các DN XK cá tra Việt Nam.
Đây là thị trường XK lớn nhất các mặt hàng GTGT như: cá tra cuộn cá hồi xiên que tẩm ớt, thơm và cà chua; cá tra phile định hình tẩm bột; cá tra phile tẩm mù tạt, thì là…
Quý 2/2015, giá trị XK cá tra sang thị trường Hà Lan khá tốt, tăng trưởng trung bình từ 1,2 - 15% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, quý 1 và quý 3/2015, giá trị XK lại giảm từ 15 - 19% so với cùng kỳ năm 2014.
Do đó, tổng giá trị XK cá tra trong 3 quý đầu năm 2015 sang thị trường này giảm.
Theo thống kê của ITC, 6 tháng đầu năm 2015, giá trị NK hầu hết các sản phẩm cá thịt trắng, trong đó có cá tra đông lạnh giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, cá cod đông lạnh và cá rô phi giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, lần lượt 17,8% và 36,3%.
Sự mất giá của đồng EUR và chính sách hạn chế NK để bảo hộ sản xuất trong nội khối khiến cho các DN NK gặp khó khăn. Chính vì lý do đó khiến nhiều nhà NK Hà Lan khó chấp nhận mua cá tra chế biến với giá cao hơn sản phẩm đông lạnh.
Hiện nay, Việt Nam đang là nguồn cung lớn nhất và chiếm tỷ trọng 83 - 84% tổng NK của Hà Lan.
Ngoài Việt Nam, Hà Lan cũng nhập từ một số nước trong nội khối như: Bỉ, Ba Lan và Đức và NK cá tra của Indonesia.
Mặc dù, giá trị XK giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng dự báo trong năm 2016 XK sang thị trường sẽ tăng trưởng tốt hơn và dự báo nhu cầu NK cá tra chế biến của khách hàng Hà Lan sẽ tăng cao hơn so với năm 2015.
Related news
Với 4 nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt là trồng cây khỏe, bảo vệ thiên địch, thăm đồng thường xuyên, nông dân trở thành chuyên gia, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM) do Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh triển khai đã góp phần tích cực trong việc giúp nông dân bảo vệ môi trường sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa tại địa phương.
13 năm trước, vào thời điểm đầu năm 2002, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai mô hình trồng giống cam Vinh, cam Canh và bưởi Diễn tại cánh đồng bản Hồng Lếch Cang, xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên. 3 năm sau, những quả ngọt đầu tiên đến với người nông dân Hồng Lếch Cang. Cam, bưởi sai trĩu cành, khách hàng, thương lái tấp nập kéo đến mua. Nguồn lợi từ bán cam, bưởi mang lại niềm hi vọng lớn cho người dân nơi đây.
Ngoài ra, số diện tích lúa đã thu hoạch đạt trên 23 ngàn ha, năng suất 6,81 tấn/ha (thấp hơn 0,16 tấn/ha so với vụ trước). Số diện tích lúa đông xuân gieo sạ sớm hiện nay đang trổ chín và sẽ thu hoạch trước Tết Nguyên đán 2015 chiếm 50%, còn lại là phần lớn diện tích nông dân xuống giống đồng loạt lúa đang trong giai đoạn làm đòng sẽ thu hoạch đông ken, tập trung thời điểm tháng 2-3 dương lịch.
Những năm gần đây, người dân xã Phú Hựu, huyện Châu Thành đã mạnh dạn chuyển đổi những mảnh vườn tạp không hiệu quả sang trồng các loại cây ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó chuối cau được xem là một loại cây cho thu nhập khá ổn định. Theo ước tính, mỗi năm 1ha đất trồng chuối cau có thể cho thu nhập trên dưới 100 triệu đồng.
Gần một tháng nay giá quýt đường và cam soàn tăng mạnh. Cách đây khoảng 3 tháng giá quýt đường loại I có giá từ 16 ngàn - 18 ngàn đồng/kg, cam soàn cũng ổn định ở mức 25 ngàn - 30 ngàn đồng/kg, thì hiện nay quýt đường loại I giá từ 28 ngàn - 30 ngàn đồng/kg, cam soàn loại I ở mức giá cao ngất ngưỡng 45 ngàn - 50 ngàn đồng/kg.