Hạ Hòa, Cẩm Khê Triển Khai Sản Xuất Vụ Đông Năm 2014

Vừa qua, UBND huyện Hạ Hòa tổ chức hội nghị đánh giá sơ bộ kết quả sản xuất vụ mùa và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông 2014.
Vụ mùa năm 2014, huyện Hạ Hòa gieo cấy gần 3.500ha lúa, trong đó diện tích lúa lai chiếm hơn 48%, lúa chất lượng cao 8,76%, còn lại là lúa thuần. Đến thời điểm này, nhiều diện tích lúa đã cho thu hoạch với năng suất ước 54 tạ/ha. Một số cây màu vụ mùa như: Ngô năng suất ước 42 tạ/ha; lạc năng suất ước 16,5 tạ/ha; đậu, đỗ các loại 19,9ha.
Từ nay đến cuối vụ, huyện Hạ Hòa tập trung chỉ đạo tổ khuyến nông cơ sở, trưởng khu hành chính hướng dẫn nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu hại để phòng trừ có hiệu quả; đồng thời chỉ đạo thu hoạch nhanh gọn để tiến hành gieo cấy vụ đông 2014 kịp thời vụ đảm bảo diện tích đề ra.
Vụ đông năm nay huyện Hạ Hòa có kế hoạch gieo trồng 2.000ha với các loại cây trồng chủ yếu là ngô đông 700ha; đậu tương, khoai lang, khoai tây 380ha; rau xanh các loại 520ha, còn lại là các cây trồng khác. Huyện xác định chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hóa cây trồng, ưu tiên các loại cây có giá trị kinh tế cao như: Rau, bí xanh, bí đỏ, bí cô tiên, ớt xuất khẩu,… kết hợp áp dụng các TBKT mới để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế.
* Vừa qua, UBND huyện Cẩm Khê tổ chức tổng kết sản xuất vụ chiêm xuân, sơ kết sản xuất vụ mùa năm 2014 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông năm 2014.
Vụ chiêm xuân vừa qua toàn huyện gieo trồng 4.250ha lúa các loại đạt 101% so với kế hoạch, năng suất lúa đạt 57,8 tạ/ha, riêng lúa lai và lúa chất lượng cao đạt 60 tạ/ha; cây ngô đạt 47,5 tạ/ha; đậu tương 21 tạ/ha; cây lạc 20,7 tạ/ha.
Bước vào sản xuất vụ mùa năm 2014, toàn huyện gieo cấy 3.161,5ha lúa mùa, 329ha ngô; 106 ha lạc; 82ha khoai lang; 64ha đậu đỗ các loại. Hiện các địa phương đang chuẩn bị thu hoạch lúa mùa, tập trung thu hoạch ngô, đảm bảo tiến độ trồng cây vụ đông theo đúng khung lịch thời vụ.
Theo kế hoạch, vụ đông năm nay toàn huyện phấn đấu trồng trên 1.100ha cây ngô đông, 35ha cây lạc, 400ha cây khoai lang, bí đỏ và 800ha cây rau màu các loại.
Để đảm bảo thắng lợi kế hoạch đề ra, UBND huyện yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền 31 xã, thị trấn cùng các ban, ngành, đoàn thể tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị giống, các loại vật tư phân bón, đảm bảo kịp thời vụ, làm hết diện tích với phương châm “sáng lúa, chiều ngô” không để tình trạng bỏ ruộng; khuyến khích mở rộng diện tích trồng ngô, bí, khoai tây, lạc đông và đưa vào sản xuất vùng rau an toàn.
Có thể bạn quan tâm

Hướng tới việc khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao và bền vững, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã đề ra nhiệm vụ tổ chức lại sản xuất trên biển, đồng thời thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.

Nghề nuôi cá nước chảy có ở hầu khắp các xã huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, mỗi xã lác đác có khoảng chục hộ nuôi. Ở xã Tình Húc nghề nuôi cá nước chảy phát triển quy mô hơn bởi ở đây có nhiều đồi sườn dốc thoai thoải, có khe nước chảy qua thích hợp với nghề nuôi cá nước chảy.

Những ngày gần đây, khi nhiều vùng dưa hấu trong tỉnh Hải Dương đang chuẩn bị được thu hoạch thì gặp mưa lớn liên tiếp, thiệt hại cả về năng suất, chất lượng và giá bán.

Mặc dù đạt được nhiều thành quả trong thời gian qua nhưng nuôi tôm thẻ chân trắng vẫn tiềm ẩn rủi ro. Tại hội nghị “Nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2007 - 2012 và những định hướng trong thời gian đến” được Sở NN&PTNT Quảng Nam tổ chức vừa qua đã đề ra nhiều giải pháp phát triển trong thời gian tới, đặc biệt là với đối tượng nuôi chủ lực - tôm thẻ chân trắng.

Vào nhà ông Trần Văn Lèo (60 tuổi), khóm 2, thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) chỗ nào cũng tủ lớn nhiều hộc. Thoạt đầu, không hiểu tại sao gia đình ông lại sử dụng nhiều tủ, dạng tủ lưu giữ hồ sơ ở các cơ quan, như vậy? Nhưng có ngờ đâu, mỗi hộc tủ là “khung trời” sinh sống của một con rắn hổ hèo.