Trên 770 Hộ Nông Dân Được Hướng Dẫn Kỹ Thuật Chăm Sóc, Bón Phân Đúng Cách Cho Cây Trồng

Theo Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh thì vụ đông xuân 2013 – 2014, trong khuôn khổ chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật, sản phẩm phân bón chất lượng đến với nông dân, đơn vị đã phối hợp với Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất dầu khí Đông Nam Bộ thực hiện 7 cuộc hội thảo, tập huấn cho 770 người dân ở các xã Đức Xuyên, Đắk D’rô, Nam Đà, Nâm Nung (Krông Nô); Đắk D’rông, Chư K’nia, Nam Dong, Ea Pô, thị trấn Ea T’ling (Chư Jút).
Theo đó, các nông dân đã được truyền đạt một số kiến thức về cơ chế sinh trưởng, phát triển của cây trồng trong vụ đông xuân; kỹ thuật chăm sóc cây trồng và một số sản phẩm, quy trình, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón chất lượng cao, phù hợp với cây trồng, thổ nhưỡng của các địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Được sự giới thiệu của một số người bạn và sự chỉ dẫn nhiệt tình của bà con nông dân thôn Duyên Yết, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, chúng tôi dễ dàng tìm đến được mô hình trồng măng tây xanh của chị Phan Thị Điệu, một xã viên Hợp tác xã Phú Thái.

Thông tin từ Cục Thống kê Đồng Nai cho hay, xuất khẩu cà phê trong tháng 4 chỉ đạt gần 16.540 tấn với kim ngạch gần 43,3 triệu USD, giảm gần 250 tấn so với tháng 3-2015. Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2015 thì Đồng Nai xuất khẩu được hơn 66 ngàn tấn với tổng giá trị 154,3 triệu USD, đạt hơn 70% về lượng và trên 80% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Quá trình sản xuất khoai lang theo quy trình “thâm canh tổng hợp” có một số điểm mới hơn so sản xuất truyền thống như sử dụng màng phủ, nấm Trichoderma, trồng sả… Nhưng theo các nhà khoa học, đây là giải pháp cần thiết, nếu thực hiện tốt sẽ quản lý rất hiệu quả sâu đục củ khoai lang hiện nay.

Vài năm gần đây trên địa bàn huyện Ðức Trọng, tỉnh Lâm Ðồng, nhiều hộ dân đã trồng loại cà tím giống mới của Thái-lan và Nhật Bản thay thế cho giống cà tím ruột trắng của địa phương, mang lại sản lượng và chất lượng cao hơn hẳn.

Nhằm khai thác tối đa tiềm năng lợi thế đất đai thổ nhưỡng, hạn chế rủi ro trong sản xuất, huyện Sông Hinh (Phú Yên) khuyến khích nông dân phát triển những cây trồng mới, có giá trị kinh tế cao, trong đó có cây mắc ca.