Công Ty Nhật Bản Khảo Sát Thực Địa Dự Án Trồng Tre Tại Vĩnh Thạnh
Trong 2 ngày 25 và 26.2, ông Ota Noriya, Giám đốc Công ty TNHH Ota (Nhật Bản) dẫn đầu đoàn công tác đã làm việc với lãnh đạo huyện Vĩnh Thạnh, khảo sát thực địa và tìm cơ hội triển khai Dự án trồng tre lấy bẹ mo.
Đoàn đã giới thiệu quy trình trồng tre, thu hoạch bẹ mo tre làm sản phẩm cao cấp gói đựng thực phẩm, khảo sát thực địa tại khu vực rừng các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Kim (ảnh), tìm hiểu về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng huyện miền núi Vĩnh Thạnh. Lãnh đạo huyện Vĩnh Thạnh thông báo các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư của tỉnh nói chung và huyện Vĩnh Thạnh nói riêng, cung cấp các thông tin cơ bản mà đoàn có nhu cầu.
Sau 2 ngày làm việc, Công ty TNHH Ota và huyện Vĩnh Thạnh đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về hợp tác triển khai dự án trồng tre tại Vĩnh Thạnh.
Có thể bạn quan tâm
Cái thú vào nhà hàng ở Huế để thưởng thức các món ăn đặc sản vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai không còn quá xa lạ đối với người dân xứ Huế và du khách.
Những năm gần đây, nghề trồng cỏ nhung tại xã Tân Khánh Đông (thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp) phát triển mạnh, nghề này không chỉ tạo thu nhập ổn định cho người dân mà còn giúp cho nhiều lao động nhàn rỗi ở địa phương có việc làm với mức thu nhập ổn định.
Vụ mùa củ hành tím năm 2013, nông dân xã Tân Điền (Gò Công Đông - Tiền Giang) xuống giống 150 ha, nhiều nhất ở ấp Nam và ấp Trung.
ĐBSCL là vùng trồng lúa quan trọng nhất cả nước. Mặc dù năng suất và sản lượng lúa gia tăng, nhưng cuộc sống của người nông dân vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng lúa.
Mỗi năm, Việt Nam sản xuất gần 4 triệu tấn thức ăn thủy sản (TĂTS) nhưng việc kiểm soát chất lượng mặt hàng lại đang bị buông lỏng, khiến nông dân hứng chịu không ít thiệt hại.