Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gramoxone Giúp Người Trồng Bắp Giữ Nghề

Gramoxone Giúp Người Trồng Bắp Giữ Nghề
Ngày đăng: 15/07/2012

Thế nhưng khi về huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai), chúng tôi mới biết rằng "di chứng" của cơn sốt gạo ấy vẫn còn gây lo lắng cho người nông dân nơi này, nhất là với những hộ lâu nay sinh sống chủ yếu nhờ vào cây bắp. 

Ông Nguyễn Văn Lan, nông dân ở ấp 3, xã Xuân Tây, than thở "Giá gạo ở đây tuy đã hạ nhiều so với hồi sốt, nhưng vẫn còn cao hơn trước. Hôm qua, tôi mới mua gạo loại thường, giá tới 12.000 đồng một ký. Trong khi đó, suốt mấy tháng nay, giá bắp vẫn đứng ở mức 4.000 đến 4.200 đồng một ký. Vì thế, trước đây, bán 2 ký bắp thì mua được 1 ký gạo. Giờ giá mỗi ký gạo bằng 3 ký bắp".

Giá gạo lên cao, cộng với giá các loại vật tư như phân bón, thuốc trừ sâu tăng mạnh, trong khi giá bắp vẫn ở mức như cũ, đang khiến những hộ chuyên canh bắp ở Cẩm Mỹ phải trăn trở, lo lắng không ít. Tuy nhiên, không vì thế mà việc xuống giống bắp vụ 1 ở đây bị bỏ bê. Suốt dọc 2 bên con đường từ Suối Cát (Xuân Lộc) và thị trấn Sông Ray (Cẩm Mỹ), hàng loạt những rẫy bắp non, chừng hơn tuần tuổi, đang lên xanh mơn mởn, phủ kín các gò đất cao, hứa hẹn một vụ bắp bội thu không kém gì những mùa bắp trước.

Rót mời tôi ly nước trà nóng hổi, ông Hà Liên, một lão nông ở ấp 3, xã Xuân Tây, thủng thẳng nói "Bắp trồng ở Xuân Tây, nếu chăm sóc tốt, tức là bón phân đầy đủ, cũng được 7-9 tấn/ha. Chăm sóc kém hơn một chút thì được chừng 5-6 tấn/ha". Nhà ông Liên trồng bắp đã hơn 20 năm nay. Là người trồng bắp kỳ cựu, đã trải qua nhiều thăng trầm cùng cây bắp, nên ông Liên cho rằng dù trồng bắp bây giờ, lời lãi chẳng còn nhiều bởi giá vật tư lên cao quá, nhưng dân Xuân Tây chẳng thể nào bỏ cây bắp được.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là từ mấy năm nay, dân Xuân Tây đã biết cách làm giảm đáng kể chi phí cho khâu chuẩn bị xuống giống bắp và tranh thủ được mùa vụ. Bà Nguyễn Thị Vui, nông dân ở ấp 1, hồ hởi nói "Trước đây, nhà tôi trồng hơn 1 mẫu bắp mà luôn thấy cực, nhất là khâu làm cỏ. Mỗi một ha, phải cần tới 50-60 người làm cỏ. Mà hễ đang làm dở, bị mưa xuống là cỏ lại sống lại, mọc lên xanh um. Do đó, không bao giờ dọn hết được cỏ trên rẫy. Nhà nào dọn tốt lắm, chỉ được chừng 50-60%. Từ khoảng 3-4 năm nay, khi biết dùng thuốc Gromoxone 20SL để trừ cỏ, thì thấy khỏe hẳn. Dùng thuốc này, mỗi ha chỉ cần 2 người phun trong 1 ngày là xong. Đảm bảo cỏ cháy hết".

Bà Vui nhẩm tính, giá mỗi chai Gramoxone 20SL mà các đại lý trong xã đang bán vào khoảng 80.000 đồng. Mỗi ha dùng hết 2 chai Gramoxone. Mỗi công lao động trả khoảng 80.000-90.000 đồng. Như vậy, tổng chi phí cho việc làm cỏ bằng loại thuốc này chỉ hết khoảng hơn 300 ngàn đồng/ha. Nếu không có Gramoxone mà phải thuê 50-60 công lao động làm cỏ bằng tay trên mỗi ha, thì riêng chi phí cho công đoạn này sẽ phải lên tới mấy triệu đồng. Mặt khác việc dùng Gramoxone để diệt cỏ còn có cái hay là khiến cho cỏ chậm mọc lại.

Nhưng điều mà dân Xuân Tây khoái nhất ở Gramoxone 20SL là nó giúp họ không bị mất khoảng thời gian chờ đợi giữa 2 vụ bắp. Trước đây, khi chưa có loại thuốc này, dân Xuân Tây cứ phải chờ thu hoạch xong bắp vụ 1, mới bắt tay vào làm cỏ suốt nhiều ngày trời để xuống giống vụ 2. Bây giờ, cứ trước khi thu hoạch bắp vụ 1 chừng khoảng 10 ngày, họ mang Gramoxone ra phun xuống rẫy. Đến khi bẻ bắp vụ 1 thì cỏ trên rẫy cũng đã chết hết.

Nhờ đó, vừa thu hoạch xong hôm trước, hôm sau, dân Xuân Tây đã có thể gieo tỉa bắp vụ 2 để kịp thời né việc mùa mưa chấm dứt sớm vào cuối vụ. Và khi bắp vụ 2 được một tháng rưỡi, dân Xuân Tây phun thêm một đợt Gramoxone để trừ cỏ lần nữa là ung dung đợi đến kỳ thu hoạch.


Có thể bạn quan tâm

Giàu Nuôi Chó, Khó Nuôi Dê Giàu Nuôi Chó, Khó Nuôi Dê

Người xưa có câu “Giàu nuôi chó, khó nuôi dê”, ý nói nuôi dê rất dễ, không tốn kém, không cần chuồng trại, các vùng núi chỉ cần thả dê sống trên núi đồi mà không tốn thực phẩm. Với giá bán cao, dê hiện là gia súc được nhiều hộ nông dân nuôi để “xóa đói, giảm nghèo”.

28/01/2015
Thái Thụy (Thái Bình) Phát Huy Tiềm Năng Kinh Tế Biển Thái Thụy (Thái Bình) Phát Huy Tiềm Năng Kinh Tế Biển

Hướng ra biển và phát huy tiềm năng kinh tế biển là mục tiêu mà huyện Thái Thụy (Thái Bình) đang tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện, nhất là trong các lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt, khai thác thủy hải sản nhằm đưa kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống.

29/01/2015
Lộc Biển Đầu Năm Lộc Biển Đầu Năm

Dầu vừa hạ giá thêm, còn tàu đánh trúng gần đầy khoang, cá to đầy ắp. Cá to bán chợ xa càng trúng giá cao. Cá thu, cá hồng, cá bớp… loại nào cũng có giá tăng thêm khoảng 20% so những tháng bình thường trong năm. Lúc này các chợ lớn, nhà hàng đang “săn đón” mua bằng hết.

29/01/2015
Tìm “Đường Bơi” Bớt Gập Ghềnh Cho Con Cá Tra Tìm “Đường Bơi” Bớt Gập Ghềnh Cho Con Cá Tra

Mặt hàng cá tra trong nhiều năm trước đã tạo nên sức tăng trưởng ngoạn mục cho khu vực ĐBSCL. Con cá tra đã từng “giúp” người dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, hoạt động sản xuất và tiêu thụ, xuất khẩu cá tra liên tục vướng trong vòng xoáy chất lượng, giá thành đầu ra và tiêu chuẩn xuất khẩu.

29/01/2015
Rủi Ro Nuôi Vịt Công Nghiệp Rủi Ro Nuôi Vịt Công Nghiệp

Trước đây, tổng đàn vịt ở Đồng Nai chỉ gần 200 ngàn con, nuôi theo hình thức thả ao, chạy đồng. Nhưng đến đầu tháng 1-2015, tổng đàn đã tăng lên trên 500 ngàn con. Trong đó, đa phần vịt được nuôi nhốt trong chuồng trên cạn theo dạng công nghiệp. Cách nuôi này giúp vịt nhanh lớn, chỉ gần 2 tháng có thể xuất chuồng. Nhiều người cho rằng vịt nuôi công nghiệp ở Đồng Nai không còn là thủy cầm mà nên gọi là gia cầm.

29/01/2015