Cần ngăn chặn việc khai thác, đánh bắt cá đồng bằng dụng cụ xung điện

Vào những ngày này, dọc theo các tuyến kênh, rạch ở các huyện Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Phước Long (Bạc Liêu)… nhiều loại vó, dớn được người dân “bày trận” dày đặc để bắt cá. Bên cạnh đó, nhiều người còn sử dụng xiệc điện lùng sục hai bên tuyến kênh để bắt cá. Hầu hết họ là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không đất sản xuất, không có việc làm ổn định. Mặc dù biết việc dùng xiệc điện, cào điện bắt cá là vi phạm, song vì cuộc sống quá khó khăn nên họ vẫn làm.
Anh Trương Văn T… (xã Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi) cho biết: “Qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi biết việc dùng xiệc điện đánh bắt cá là vi phạm pháp luật. Nhưng vào những tháng mùa khô, do không tìm được việc làm nên tôi đành phải làm nghề này để nuôi sống gia đình”.
Gần đây, có người còn “nghiên cứu” chế tạo ra một loại xiệc lạnh để tăng năng suất khai thác, đánh bắt các loài thủy sản, nhất là cá nước ngọt. Nếu như loại xiệc điện trước đây chỉ bắt được một số loài cá có vây như: cá lóc, cá sặc, cá rô… thì với bộ xiệc lạnh, họ có thể đánh bắt được các loại cá sống ở tầng đáy và rất khó bắt như: lươn, cá trạch, cá trê… Nếu loại xiệc điện này được sử dụng rộng rãi sẽ nhanh chóng làm cạn kiệt nguồn lợi cá nước ngọt.
Theo ông Huỳnh Quốc Khởi, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh: “Để ngăn chặn việc sử dụng các dụng cụ xung điện khai thác, đánh bắt các loại cá đồng như hiện nay, các địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nhắc nhở, nâng cao ý thức người dân. Nghiêm cấm người dân không sử dụng các dụng cụ bằng điện để đánh bắt, khai thác cá nước ngọt. Đồng thời có biện pháp bảo vệ cũng như tái tạo nguồn lợi thủy sản như thả cá giống vào môi trường tự nhiên để duy trì cân bằng hệ sinh thái”.
Với việc khai thác, đánh bắt cá vô tội vạ và tận diệt như hiện nay, nếu ngành chức năng và các địa phương không sớm có biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa, xử lý thì nguồn lợi thủy sản nước ngọt sẽ ngày càng cạn kiệt, và làm mất cân bằng hệ sinh thái vùng ngọt.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2012, toàn tỉnh Sóc Trăng bị thiệt hại nặng nề do nạn tôm chết trên diện rộng. Diện tích tôm bị chết lên đến gần 24.000 ha, chiếm hơn 56% diện tích thả nuôi, trong đó chủ yếu là tôm sú. Đa số diện tích nuôi tôm sú bị chết là do bị bệnh đốm trắng và hoại tử dưới vỏ. Chính vì vậy, vụ nuôi tôm 2013 này, bà con nông dân đã cạn kiệt vốn, không còn khả năng đầu tư mới. Cho đến giữa tháng 5/2013 mà diện tích nuôi tôm mới đạt 20% kế hoạch. Ngành thủy sản đã đúc kết mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng để phổ biến cho bà con nông dân xem đó là cứu cánh cho vùng nuôi tôm Sóc Trăng.

Dự án sản xuất phát triển kinh tế hộ được triển khai đến các hộ nghèo trên địa bàn xã Bình Đức (Châu Thành - Tiền Giang), từ tháng 8-2012 đến tháng 8-2013 với sự tham gia của 20 hộ. Đây là những hộ khó khăn, không có nhiều đất cũng như vốn sản xuất nhưng chăm chỉ làm ăn và mong muốn thoát nghèo.

Vụ thu đông năm nay, toàn huyện Tân Yên (Bắc Giang) trồng 265 ha dưa hấu, tăng 160 ha so với cùng kỳ năm ngoái với các giống có năng suất, chất lượng cao như: Trang Nông 1786, Trang Nông 575, Tai Sơn 46, Tai Sơn 54. Ba xã dẫn đầu toàn huyện về diện tích dưa hấu là Ngọc Lý, An Dương, Cao Xá.

Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên khi chứng kiến mô hình xen canh nho - trôm độc đáo của anh Phương Bảo Toàn 51 tuổi ở thôn Đắc Nhơn 1, xã Nhơn Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận). Hàng chục cây trôm thẳng đứng tỏa cành tạo “mái che” xanh mát cho vườn nho đang mùa đơm bông kết trái. Mô hình nho - trôm đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp gia đình anh bảo đảm cuộc sống no ấm, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Vào một ngày đầu đông, chúng tôi có dịp tìm tới trang trại gà siêu trứng của ông Đôn Đức Hùng tại Phượng Cách, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Từ một người tàn tật, giờ đây ông Hùng không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn giúp đỡ nhiều người, giúp họ có công ăn việc làm ổn định.