Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gói tôm sú nửa ký còn 2 lạng

Gói tôm sú nửa ký còn 2 lạng
Ngày đăng: 21/09/2015

Tại một siêu thị trên đường Hoàng Văn Thụ(Q.Phú Nhuận, TP.HCM), chúng tôi mua một gói tôm sú giá khá cao (197.000 đồng) cho trọng lượng ghi trên bao là 500 gam, giá cân “nguyên đai, nguyên kiện” trước khi rã đông là 554 gam.

Nhưng sau rã đông, bóc hết lớp đá bào, kiểm tra lại thì chỉ còn... 200 gam. Nghĩa là giá tôm sú thật sự mà người tiêu dùng bỏ ra là gần 1 triệu đồng/kg, chứ không phải 394.000 đồng/kg như công bố của nhà sản xuất.

Giám đốc một siêu thị thừa nhận bản thân nhà bán lẻ từng trả lại hàng của rất nhiều nhà cung cấp sau khi phát hiện tình trạng gian lận trên. Nhà cung cấp sau đó cam kết sẽ thực hiện đúng nhưng sau một thời gian, siêu thị không thể kiểm soát được, tình trạng này tái diễn.

“Siêu thị chủ yếu kiểm tra các vấn đề về vệ sinh an toàn chất lượng, còn trọng lượng sản phẩm do nhà sản xuất tự công bố và tự chịu trách nhiệm” - bà này cho biết.

Theo giám đốc một công ty kinh doanh thủy hải sản đông lạnh, tình trạng các sản phẩm đông lạnh đóng gói sau khi rã đông hao hụt đến 30 - 40% tồn tại ngang nhiên thời gian qua trong khi quy định lượng hao hụt cho phép chỉ 5%.

Đặc thù sản phẩm đông lạnh cần có đá bào để bảo quản, quy định chỉ cần một lớp mỏng nhưng rất nhiều doanh nghiệp hám lợi “độn” đá bào nhiều đến mức đá phủ trắng cả sản phẩm.

Theo luật sư Phan Thị Việt Thu - phó chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM, đa số người tiêu dùng VN không có thói quen cân lại sản phẩm đông lạnh sau khi rã đông, trong khi người tiêu dùng ở các nước rất coi trọng vấn đề này.

Nhưng không chỉ ở mặt hàng thực phẩm, gian lận về đo lường xảy ra cả với hàng mỹ phẩm, nhiều sản phẩm tiêu dùng khác... rất nhiều mẫu bị ăn bớt đến 20 - 30% khối lượng.

Ngoài ăn gian trọng lượng còn có hiện tượng rút bớt sản phẩm trong hộp như bao bì công bố 15 bánh/hộp nhưng thực tế chỉ có 13 hoặc 14 bánh.


Có thể bạn quan tâm

Chọn Giống Chọn Giống "Né Lụt", Chống Chịu Hạn

Trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với cây lúa, cây ngô phụ thuộc rất lớn vào thời tiết. Để ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu, việc chọn các giống ngắn ngày "né" được lụt, chống chịu hạn tốt sẽ giảm thiểu đáng kể sự thiệt hại và được coi là những yếu tố tiên quyết để có một vụ mùa thắng lợi.

14/11/2013
Giá Lươn Nuôi Từ 100.000 - 115.000 Đồng/kg Giá Lươn Nuôi Từ 100.000 - 115.000 Đồng/kg

Nông dân xã Tân An (Tân Châu - An Giang) có thu nhập cao từ mô hình nuôi lươn trong bồn chất ủ bằng cây bắp khô. Với kinh nghiệm nhiều năm nuôi lươn, nông dân Trịnh Minh Tiến Anh cho biết, sau 6 tháng nuôi, anh vừa bán 2 bồn lươn khoảng 15.000 con, thu lãi gần 15 triệu đồng. Mùa nước nổi năm nay, giá lươn nuôi được thương lái mua cao hơn những năm trước. Lươn được phân thành hai loại: Loại I: Từ 200gr trở lên bán với giá 115.000 đồng/kg; loại II: Từ 150gr – dưới 200gr bán giá 110.000 đồng/kg.

15/11/2013
Sẽ Truy Xuất Nước Xuất Khẩu Sẽ Truy Xuất Nước Xuất Khẩu

Tại Hội thảo “Tìm giải pháp quản lý chất lượng tôm giống” do Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận tổ chức mới đây, các đại biểu đều ủng hộ phương án phải kiểm tra chất lượng tôm giống bố mẹ từ nước ngoài.

15/11/2013
Chuẩn Bị Tốt Cho Vụ Tôm Nước Lợ 2014 Chuẩn Bị Tốt Cho Vụ Tôm Nước Lợ 2014

Theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản, năm 2013, tình hình dịch bệnh trên tôm nước lợ được các địa phương kiểm soát khá tốt, giá tôm nguyên liệu tăng nên người nuôi yên tâm thả giống, mở rộng diện tích canh tác. Để chuẩn bị tốt cho vụ nuôi năm 2014, Tổng cục Thủy sản đã chỉ đạo các địa phương triển khai kế hoạch sản xuất và phổ biến lịch thời vụ nuôi, đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo hiệu quả kinh tế từ nuôi tôm nước lợ.

15/11/2013
Vụ Tôm Nước Lợ Năm 2013 Cơ Bản Được Mùa Vụ Tôm Nước Lợ Năm 2013 Cơ Bản Được Mùa

Theo Tổng Cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2013, mặc dù vẫn còn xảy ra dịch bệnh trên tôm nuôi, nhưng về cơ bản vụ nuôi tôm năm nay được mùa ở Việt Nam.

15/11/2013