Ngọt Ngào Ổi Quê

Thời điểm này, nhiều hộ nông dân huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang vào mùa thu hoạch ổi. Chị Nguyễn Thị Thúy, thôn Dinh Thẳm, xã Cao Xá cho biết: Giống ổi được trồng ở các hộ trong thôn có nguồn gốc từ Hải Dương theo phương pháp ghép mắt. Sau một năm trồng là được thu quả, ổi cho thu hoạch từ tháng 7 năm trước đến tháng 2 năm sau. Muốn cây ra quả trái vụ mà vẫn giữ được năng suất và chất lượng tốt, phải hãm không cho lộc ra vào mùa chính.
Theo chị Thúy, giá bán ổi cao, hiệu quả kinh tế gấp 3 - 4 lần một số loại cây ăn quả khác nhưng đòi hỏi ở người làm vườn sự cần mẫn, tỉ mỉ. Vườn ổi của gia đình chị Thúy lúc nào cũng xanh tốt, ít sâu bệnh. Mỗi quả có thể nặng 300 - 400g. Mỗi năm, 200 cây ổi của gia đình chị cho hơn 5 tấn quả, thu nhập gần 100 triệu đồng. Ổi ở vùng đất Tân Yên cho năng suất tương đối cao, quả to đều, nhẵn nhụi, cùi dày, ít hạt, vị ngọt, thơm ngon và giòn.
Nói về kỹ thuật, chị Hoàng Thị Lê, phố Tân Quang, thị trấn Nhã Nam chia sẻ: “Cây ổi dễ trồng, hợp với những vùng đất tơi xốp, giữ nước tốt, tầng canh tác dày trên 50cm. Đặc biệt nếu trồng trên đất phù sa cho năng suất rất cao, quả ngon. Khi trồng ổi, quan trọng nhất là khâu đào hố. Hố có kích thước 50 x 50 x 50 cm, hàng cách hàng từ 2,5 - 3m; bón lót trước khi trồng 3 - 4 tuần mỗi hố từ 10 - 15kg phân chuồng hoai mục sau đó phủ lớp đất màu dày từ 10 - 15cm lên trên.
Để ổi cho quả to đều, đẹp và ngon cần phải chăm bón từ lúc mới ra hoa, thường xuyên vun gốc và xới tơi đất để rễ cây phát triển, đồng thời cắt bỏ những cành lá sát gốc để vườn cây thông thoáng và giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Khi hoa bắt đầu kết quả phải dùng bao nilon bọc từng quả một nhằm tránh bị côn trùng chích hoặc bệnh nấm, ghẻ làm thối bên trong.
Bà Đào Thu Phương, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Tân Yên cho biết: “Mô hình trồng ổi của một số hộ nông dân trên địa bàn huyện đã đem lại hiệu quả cao. Cây trồng này phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục theo dõi, đánh giá năng suất và chất lượng sản phẩm, đề xuất với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện triển khai kế hoạch nhân rộng nếu thấy phù hợp”.
Có thể bạn quan tâm

Có thể nói tình hình nuôi trồng thủy sản năm nay ổn định và không phát sinh dịch bệnh, tuy nhiên sản lượng giảm so với năm 2013 vì phần lớn bà con thả giống chậm so với lịch thời vụ, thời tiết xấu, cùng với chất lượng giống không đảm bảo nên tỷ lệ hao hụt cao.

Chỉ thị yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ven biển, đặc biệt là các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định đối với các cơ sở nuôi trồng, khai thác, thu gom, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến, kinh doanh thủy sản.

Khoai mì tuột giá, nông dân lại lo lắng. Vụ mì năm trước có giá khá cao nên nhiều người không ngần ngại tăng vốn đầu tư, thuê thêm đất để trồng mì. Nhưng hiện tại, người trồng mì đang “mất ăn mất ngủ” vì giá mì xuống thấp, nguy cơ lỗ vốn đã hiện ra trước mắt.

Những ngày gần đây giá tôm ở đồng bằng sông Cửu Long đã tăng trở lại. Tại Bạc Liêu, giá thu mua tôm chân trắng loại 60 con/kg giá 116 nghìn đồng/kg, tôm loại 70 con/kg giá 112.000 đồng/kg, tôm loại 90 con/kg giá 100 nghìn đồng/kg..., bình quân tăng 10-20 nghìn đồng/kg so thời điểm đầu tháng 6/2014.

Tại các xã vùng biển của huyện Nga Sơn, hiện tượng nước mặn xâm nhập thường xuyên diễn ra nên một số diện tích cói ở các xã: Nga Tân, Nga Thủy, Nga Tiến trong đê Ngự Hàm 3 và ở triền sông Lèn; đất ngoài đê xã Nga Điền ảnh hưởng của đắp đập tạm sông Càn nên thiếu nước tưới, khó khăn cho sản xuất, năng suất không cao, diện tích đất bị hoang hóa có nguy cơ mở rộng...