Gỡ Khó Cho Sản Xuất Thủy Sản
Để đáp ứng nhu cầu điện phục vụ nuôi tôm, ngành điện lực Trà Vinh đã nâng công suất 165 trạm biến áp trong vùng nuôi tôm lên thêm gần 5900 KVA. Tuy nhiên, giải pháp tình thế vẫn chưa cung cấp đủ điện cho nhu cầu hiện nay.
Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, từ đầu vụ đến nay, tỉnh Trà Vinh có hơn 32.000 hộ ở bốn huyện vùng nước mặn là Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành và Trà Cú thả nuôi các loài thủy sản nước mặn.
Con nuôi chủ lực vẫn là tôm, gần 2,8 tỷ con trên diện tích 35.000ha. Trong đó, tôm sú đã thả nuôi trên 1,2 tỷ con giống; tôm thẻ chân trắng đã thả nuôi trên 1,5 tỷ con giống.
So với cùng kỳ năm 2013 diện tích tôm sú tăng trên 0,3% nhưng với số lượng con tôm giống thả nuôi giảm 3%; tôm thẻ chân trắng trên 10 lần.
Do lượng nuôi tôm thẻ chân trắng tăng đột biến dẫn đến tình trạng thiếu điện phục vụ chạy quạt nước tạo oxy nghiêm trọng vì mật độ thả nuôi tôm chân trắng cao hơn tôm sú gắp 2 - 3 lần.
Để đáp ứng nhu cầu điện phục vụ nuôi tôm khẩn cấp, Sở Công thương và Công ty Điện lực Trà Vinh đã phối hợp nâng công suất 165 trạm biến áp trong vùng nuôi tôm lên thêm gần 5900KVA. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế, vẫn chưa cung cấp đủ điện cho nhu cầu nuôi hiện nay.
Ngành điện cũng đang tiếp tục khảo sát, để lập kế hoạch, hồ sơ công trình sửa chữa, cải tạo và xây dựng mới lưới điện nhằm xử lý quá tải căn bản hơn cho khu vực nuôi tôm của năm 2015.
Ngoài ra, ngành nông nghiệp cần có các giải pháp kỹ thuật đồng bộ hơn nhằm giảm thấp các rủi ro cho nghề nuôi tôm trong tỉnh, như: xây dựng và kiểm soát lịch thời vụ thả giống. Tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm soát dịch bệnh. Tập trung sản xuất, thuần dưỡng giống đạt tiêu chuẩn quy định đủ cung ứng cho người nuôi.
Đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho người nuôi. Công bố, phổ biến rộng rãi nội dung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đồng thời rà soát lưới điện vùng đã được quy hoạch nuôi trồng thủy sản đảm bảo đủ nguồn điện phục vụ nuôi trồng thủy sản.
Nhanh chóng nhân rộng mô hình sản xuất tiến tiến, hiệu quả nhằm giảm thiệt hại cho người nuôi, tăng hiệu quả sản xuất thủy sản.
Có thể bạn quan tâm
Một số loại trái cây của nhà vườn tại TP Cần Thơ như các loại dâu xanh, dâu bòn bon, xoài thơm, xoài giống Đài Loan…đã giảm giá trên dưới 50% so với cùng kỳ năm trước và giảm bình quân từ 3.000-10.000 đồng/kg so với cách nay 1 tháng.
Từ việc liên kết chăn nuôi, cung cấp gà sạch, ông Nguyễn Văn Vĩnh ở thôn An Bá, xã An Bá (Sơn Động - Bắc Giang) đã có thu nhập ổn định.
Trong những tháng tới, một số ngành hàng chủ lực sẽ còn đối mặt với nhiều khó khăn, thì nhiều ngành hàng sẽ vẫn thuận lợi hoặc bớt khó khăn hơn.
“Sau 20 năm nuôi gia cầm không hiệu quả, tôi chuyển sang nuôi chim bồ câu Pháp. Từ 200 đôi chim giống ban đầu, nay tôi nuôi 1.000 đôi chim bố mẹ. Bồ câu Pháp dễ nuôi, tốn ít thời gian chăm sóc lại cho thu nhập ổn định nên tôi quyết định chuyển hướng đầu tư cho con vật này”, ông Nguyễn Thế Hường, một trong những người đầu tiên ở xã Hoằng Trinh (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) thành công với mô hình nuôi chim bồ câu cho biết như vậy.
Luôn giữ ẩm cho luống mạ, tuyệt đối không để mạ bị khô hạn. Nếu nhiệt độ xuống dưới 15 độ C, ban đêm đưa nước vào ruộng ngập 1/3-1/2 cây mạ, để giữ ấm chân mạ, ban ngày tháo nước ra.