Gỡ Khó Cho Sản Xuất Thủy Sản
Để đáp ứng nhu cầu điện phục vụ nuôi tôm, ngành điện lực Trà Vinh đã nâng công suất 165 trạm biến áp trong vùng nuôi tôm lên thêm gần 5900 KVA. Tuy nhiên, giải pháp tình thế vẫn chưa cung cấp đủ điện cho nhu cầu hiện nay.
Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, từ đầu vụ đến nay, tỉnh Trà Vinh có hơn 32.000 hộ ở bốn huyện vùng nước mặn là Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành và Trà Cú thả nuôi các loài thủy sản nước mặn.
Con nuôi chủ lực vẫn là tôm, gần 2,8 tỷ con trên diện tích 35.000ha. Trong đó, tôm sú đã thả nuôi trên 1,2 tỷ con giống; tôm thẻ chân trắng đã thả nuôi trên 1,5 tỷ con giống.
So với cùng kỳ năm 2013 diện tích tôm sú tăng trên 0,3% nhưng với số lượng con tôm giống thả nuôi giảm 3%; tôm thẻ chân trắng trên 10 lần.
Do lượng nuôi tôm thẻ chân trắng tăng đột biến dẫn đến tình trạng thiếu điện phục vụ chạy quạt nước tạo oxy nghiêm trọng vì mật độ thả nuôi tôm chân trắng cao hơn tôm sú gắp 2 - 3 lần.
Để đáp ứng nhu cầu điện phục vụ nuôi tôm khẩn cấp, Sở Công thương và Công ty Điện lực Trà Vinh đã phối hợp nâng công suất 165 trạm biến áp trong vùng nuôi tôm lên thêm gần 5900KVA. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế, vẫn chưa cung cấp đủ điện cho nhu cầu nuôi hiện nay.
Ngành điện cũng đang tiếp tục khảo sát, để lập kế hoạch, hồ sơ công trình sửa chữa, cải tạo và xây dựng mới lưới điện nhằm xử lý quá tải căn bản hơn cho khu vực nuôi tôm của năm 2015.
Ngoài ra, ngành nông nghiệp cần có các giải pháp kỹ thuật đồng bộ hơn nhằm giảm thấp các rủi ro cho nghề nuôi tôm trong tỉnh, như: xây dựng và kiểm soát lịch thời vụ thả giống. Tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm soát dịch bệnh. Tập trung sản xuất, thuần dưỡng giống đạt tiêu chuẩn quy định đủ cung ứng cho người nuôi.
Đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho người nuôi. Công bố, phổ biến rộng rãi nội dung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đồng thời rà soát lưới điện vùng đã được quy hoạch nuôi trồng thủy sản đảm bảo đủ nguồn điện phục vụ nuôi trồng thủy sản.
Nhanh chóng nhân rộng mô hình sản xuất tiến tiến, hiệu quả nhằm giảm thiệt hại cho người nuôi, tăng hiệu quả sản xuất thủy sản.
Related news
Đó chính là anh Tô Thanh Dân, ở tổ 2, ấp Minh Long, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Chỉ với diện tích 1 ha chanh giấy chùm đã cho sản lượng từ 32 – 35 tấn/năm, với giá bán ngay tại các chợ địa phương bình quân 5.500đ/kg, mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí sản xuất
Bệnh vàng lá gân xanh hoành hành trên cây cam sành (CS) làm không ít nhà vườn trắng tay; và cũng không ít trường hợp bóp bụng “xuống cam” chuyển sang trồng cây khác. Nhưng ở một số xã thuộc huyện Trà Ôn (Vĩnh Long), nhiều nông dân đang thật sự giàu lên nhờ cây CS.
Giá điện tăng cuối tháng 12.2011, xăng dầu vừa tăng giá từ chiều 7.3 càng làm cho cuộc sống và sản xuất, kinh doanh của bà con nông dân thêm khó khăn. Làm gì để tiết kiệm năng lượng?
Hiệp hội Điều Việt Nam vừa có văn bản khẩn cảnh báo doanh nghiệp chế biến xuất nhập khẩu hạt điều về giá cả và thị trường xuất khẩu Trung Quốc.
Một số chủ lồng nuôi khẳng định, cá chết một phần do nguồn nước thải chưa qua xử lý tại khu vực chợ, khu dân cư chạy theo hệ thống cống rãnh đổ xuống khu vực chân cầu Lăng Cô. Bên cạnh đó, một số hộ dân ở thôn Hói Mít, Hói Dừa sau khi lén lút thu hoạch tôm chân trắng đã xả nước thải xuống đầm Lập An, ảnh hưởng đến nguồn nước vùng nuôi cá mú