Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giúp nhà nông nâng cao sinh kế thích ứng BĐKH từ sản xuất lâm nghiệp

Giúp nhà nông nâng cao sinh kế thích ứng BĐKH từ sản xuất lâm nghiệp
Ngày đăng: 11/11/2015

Chủ tịch Hội Nông dân Hà Tĩnh - Trần Đình Gia khái quát một số nét trong quá trình triển khai dự án tại địa phương

Dự án DDS đầu tư cho các tỉnh Hà Tĩnh, Hòa Bình và trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ.

Tại Hà Tĩnh, giai đoạn 1 (2011 – 2013) đã được hỗ trợ trên 4 tỉ đồng, giai đoạn 2 (2014 – 2017) hỗ trợ trên 2 tỉ đồng để cải thiện sinh kế và nâng cao khả năng thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ tại 15 xã thuộc địa bàn huyện miền núi Hương Sơn.

Triển khai dự án, Hội Nông dân Hà Tĩnh đã tổ chức 60 lớp tập huấn cho nông dân về kỹ thuật trồng, cải tạo rừng và kỹ năng hoạch toán kinh tế hộ; hình thành 60 nhóm nông dân sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ và hỗ trợ xây dựng các HTX lâm nghiệp tại huyện Hương Sơn;

Tập huấn kỹ thuật cho nhóm vườn ươm; xây dựng các mô hình trình diễn nhằm thử nghiệm một số loài cây trồng thích hợp với mục đích xẻ gỗ tại 40 nhóm nông dân; tổ chức tham quan mô hình HTX Lâm nghiệp Bình Định và các vườn ươm tại Bình Định…

Tuy nhiên, quá trình triển khai dự án, Hà Tĩnh cũng gặp những khó khăn như: hoạt động lâm nghiệp có tính chu kỳ dài nên các tác động về mặt kỹ thuật đối với nông dân còn hạn chế;

Quy hoạch rừng phát triển lâm nghiệp chưa thành hệ thống, diện tích rừng trồng manh mún, mục đích trồng và khai thác khác nhau nên khả năng cung ứng các dịch vụ và tư vấn đối với người dân gặp khó khăn;

Quy mô dự án nhỏ nên sức lan tỏa chưa cao; nhóm nông dân chưa có tính bền vững bởi mối quan hệ giữa các thành viên chưa phải là nhóm lợi ích…

Theo kế hoạch, từ nay đến 2016, Hội Nông dân Hà Tĩnh sẽ thực hiện rà soát và giải ngân nguồn vốn hỗ trợ nhóm; tổ chức chia sẻ thông tin giữa nhóm cũ và nhóm mới về các hoạt động sản xuất lâm nghiệp;

Xây dựng mô hình điểm trồng rừng gỗ xẻ; tổ chức quảng bá thương hiệu cho HTX, nâng cấp vườn ươm cho HTX; đào tạo cho các nhóm trưởng…

Qua nghe Hội Nông dân Hà Tĩnh báo cáo kết quả triển khai dự án thời gian qua, Ban điều hành Dự án Thêm cây ghi nhận những kết quả mà Hà Tĩnh đã đạt được, đồng thời, mong muốn Hội nỗ lực khắc phục khó khăn, đồng hành, hỗ trợ nhà nông tiếp tục triển khai hiệu quả dự án.

Tiếp tục chương trình làm việc, đoàn sẽ tới thăm các mô hình vườn ươm, khai thác, trồng rừng và các HTX lâm nghiệp tại huyện Hương Sơn.


Có thể bạn quan tâm

Tôm Giống Ế Ẩm Đầu Ra Ở Cà Mau Tôm Giống Ế Ẩm Đầu Ra Ở Cà Mau

Sau thời gian dịch bệnh tôm nuôi kéo dài, người nuôi tôm lẫn các trại giống đều mòn mỏi đợi chờ một kết cục sáng sủa hơn. Bởi, hiện các trại sản xuất giống trong tỉnh Cà Mau ế, không bán được, một số đứng trước nguy cơ đóng cửa.

08/04/2013
Đồng Bằng Sông Cửu Long Không Mở Rộng Diện Tích Nuôi Tôm Sú Đồng Bằng Sông Cửu Long Không Mở Rộng Diện Tích Nuôi Tôm Sú

Năm 2013, các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được ngành thủy sản khuyến cáo không mở rộng diện tích nuôi tôm sú mà chỉ giữ diện tích nuôi tương đương với năm 2012 là 580.000 ha. Vùng nuôi tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang và Long An; trong đó, tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi lớn nhất với 265.650 ha.

08/04/2013
Người Chăn Nuôi Lợn: “Gồng Gánh Cõng Lỗ” Người Chăn Nuôi Lợn: “Gồng Gánh Cõng Lỗ”

"Giá heo hơi liên tục sụt giảm, giá bán ra không bằng giá thành sản xuất nên người chăn nuôi đang lỗ nặng. Nếu tình trạng trên tiếp tục kéo dài trong thời gian tới thì nguy cơ giảm tổng đàn thiếu nguồn cung là không tránh khỏi”, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai nhận định.

08/04/2013
Sò Huyết Ô Loan “Đổi Hình Thay Dạng” Sò Huyết Ô Loan “Đổi Hình Thay Dạng”

Sò huyết ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là đặc sản nổi tiếng vì thịt dai, ăn ngọt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều người dân sống ven đầm đã đi thu mua sò huyết từ các nơi về bán cho du khách dưới thương hiệu sò huyết Ô Loan!

09/04/2013
80% Tôm Giống Không Rõ Nguồn Gốc Ở Bạc Liêu 80% Tôm Giống Không Rõ Nguồn Gốc Ở Bạc Liêu

Bạc Liêu có 394 cơ sở sản xuất và ương tôm giống để bán. Tuy nhiên, số cơ sở sử dụng nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh để tạo giống chất lượng cao chỉ chiếm 20%.

09/04/2013