Giúp Người Chăn Nuôi Giảm Bớt Khó Khăn
Thời gian gần đây người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, giá nguyên liệu đầu vào tăng trong khi giá các sản phẩm chăn nuôi giảm. Trung tâm Giống vật nuôi Phú Thọ đã có nhiều giải pháp thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng sản xuất giống vật nuôi, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp người chăn nuôi giảm bớt khó khăn.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này ông Từ Anh Sơn- Giám đốc Trung tâm cho biết: “Là đơn vị sản xuất con giống cung cấp cho người chăn nuôi, Trung tâm luôn xác định tham gia sản xuất sản phẩm cung ứng thị trường thì phải chấp nhận quy luật điều tiết của thị trường.
Mặc dù chăn nuôi đang gặp nhiều khó khăn nhưng lợn, gà, bò là những vật nuôi truyền thống người chăn nuôi không thể bỏ được vì đây là những vật nuôi cung cấp thực phẩm hàng ngày, có thể tại thời điểm hiện tại chăn nuôi không có lãi thì giảm đàn, nhưng đến lúc có hiệu quả thì người dân lại tái đàn. Tiêu chí quan trọng của Trung tâm là: “Chuyển giao con giống chất lượng, giá thành rẻ, đồng thời đẩy mạnh tư vấn kỹ thuật cho người chăn nuôi để có hiệu quả cao nhất trong chăn nuôi”.
Hiện nay, Trung tâm có đàn lợn đực giống cao sản khai thác tinh biến động từ 27-30 con, gồm các giống: LY, Pidu4, Du100%, Matter 16 & 19, đây là các giống cao sản chuyên thịt tỷ lệ nạc cao, tiêu tốn thức ăn thấp. Tinh lợn sản xuất tại Trung tâm có chất lượng tốt về giống, nồng độ pha chế đảm bảo, sản phẩm lợn con sinh ra phát huy được ưu thế lai, nhanh lớn, tỷ lệ nạc cao, dễ bán nên người chăn nuôi rất tin tưởng khi sử dụng tinh lợn của Trung tâm.
Đàn lợn đực giống đã được chọn lọc và bổ sung kịp thời, những giống lợn có ngoại hình đẹp, năng suất cao, chất lượng thịt tốt, Trung tâm đã tuyển chọn mua để đưa vào khai thác sử dụng như Du 100%, Matter 16 & 19.
Năm 2012, đơn vị triển khai tốt việc hỗ trợ 50% giá trị liều tinh sản xuất, người chăn nuôi rất phấn khởi đón nhận, tổng số liều tinh cung ứng đợt hỗ trợ là 40.015 liều. Duy trì ổn định gần 100 điểm đại lý cung ứng tinh tại 12 huyện, thành, thị, riêng huyện Tân Sơn do một số khó khăn đặc thù nên chưa mở được điểm đại lý.
Sau khi củng cố và có chế độ chính sách khuyến khích hợp lý đối với cán bộ màng lưới nên đội ngũ này đã gắn bó và rất nhiệt huyết với công việc, đã chủ động đề xuất mở rộng về qui mô các điểm, các tuyến nên doanh số tiêu thụ hàng tháng liên tục tăng ổn định.Tổng đàn lợn nái ngoại cấp ông bà biến động từ 170 -200 con; số lứa đẻ mỗi năm là 292 lứa, số lợn con sinh ra 2.860 con.
Trung tâm đặc biệt quan tâm đến vấn đề phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Năm 2012 dịch bệnh tai xanh kéo dài từ cuối tháng 3 đến hết tháng 10 gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi, đặc biệt đàn lợn nái và đàn lợn con theo mẹ nuôi ở nông hộ nhỏ lẻ bị chết nhiều.
Tuy nhiên, đàn lợn nái bà tại Trung tâm được chăm sóc, áp dụng biện pháp phòng trị bệnh tổng hợp từ phòng vacxin, nâng cao sức đề kháng, công tác quản lý khách và phương tiện ra vào trại được thực hiện nghiêm ngặt nên đàn nái bà được bảo toàn và sinh sản phát triển tốt.
Từ cuối năm 2011, Trung tâm đã lai tạo đưa ra khảo nghiệm giống gà Rilai 3/4 máu Ri thành công và được người chăn nuôi rất ưa chuộng, phù hợp với điều kiện, trình độ, tập quán chăn nuôi của người dân Phú Thọ. Gà có mầu lông như gà ta, lông mỏng, chân vàng, chất lượng thịt thơm ngon... dễ bán, bán giá cao hơn gà lai từ 10-15 ngàn đồng/ kg.
Đồng thời áp dụng phương pháp TTNT cho gà, đây là tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất gà giống, nhằm tạo ra sản phẩm sạch, hạ giá thành sản xuất con giống. Đã lựa chọn công thức lai phù hợp để phát triển nhân rộng trong những năm tới; ứng dụng thành công phương pháp TTNT gà mở ra hướng phát triển bảo toàn giống gà quí như: Gà nhiều cựa, gà chọi... Trung tâm đã nhập tinh bò cung ứng cho các địa phương tỷ lệ phối giống đạt hiệu quả trên 60%.
Kết quả đã góp phần đáng kể vào việc thực hiện chương trình nâng cao chất lượng đàn bò của tỉnh; giá trị sản xuất và thu nhập của người dân được nâng lên; người dân phấn khởi đón nhận, nhiều huyện đã quan tâm mở rộng thực hiện chương trình thụ tinh nhân tạo bò.
Trong thời gian tới Trung tâm tiếp tục phối hợp, liên kết với các cơ quan nghiên cứu, một số công ty, đơn vị sản xuất, để tiếp cận nhanh những tiến bộ kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất. Duy trì ổn định và mở rộng quy mô đàn lợn giống, gà giống; bổ sung những giống có năng suất chất lượng tốt phục vụ người chăn nuôi; thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, chăm sóc nuôi dưỡng, tiêm phòng định kỳ đảm bảo sức khoẻ và phòng trừ dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ công tác sản xuất tinh lợn đảm bảo duy trì chất lượng tinh lợn cung ứng cho người dân; chú trọng tất cả các khâu, từ khai thác, pha chế đến quá trình bảo quản, vận chuyển đến người sử dụng.
Thường xuyên theo dõi, đánh giá sát đàn lợn đực ông và nái bà, bổ sung kịp thời và loại thải những cá thể sản xuất kém. Thực hiện tốt khâu chọn lọc giống trước khi xuất bán, lợn giống trước khi xuất bán phải đảm bảo tiêu chuẩn giống, khỏe mạnh sạch bệnh, đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Duy trì chăm sóc, nuôi dưỡng tốt đàn gà bố mẹ để sản xuất con giống đạt chất lượng, an toàn dịch bệnh cung ứng cho người chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm
“Gần 605ha rừng của chúng tôi là một lợi thế lớn cho sản xuất nông-lâm nghiệp, thủy sản và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái trong tương lai” - anh Trần Văn Minh (nông dân thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên, Lai Châu) tâm sự.
Do sản xuất rải vụ, giảm áp lực thu hoạch rộ nên từ đầu năm đến nay, giá khoai lang ở Vĩnh Long luôn ổn định mức trên 600.000 đ/tạ (60kg); có thời điểm giá khoai lên gần 1 triệu đồng/tạ. Trung bình mỗi công khoai thu hoạch khoảng 35 tạ. Với giá này, trừ chi phí nông dân thu lời hơn 50 - 100 triệu đồng/ha.
Hiện có gần 60.000ha lúa Đông Xuân ở Đồng bằng sông Cửu Long đang bị nhiễm rầy, đặc biệt là rầy nâu trưởng thành.
Sâu, bệnh “lạ” tấn công vườn cây có múi và thanh long hiện đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng lây lan nhanh ở Tiền Giang. Nhiều diện tích bị thiệt hại nặng, gây thất thu hàng tỷ đồng cho nhà vườn.
Trong các năm vừa qua, nông dân nhiều xã trên địa bàn huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã phát huy tiềm năng, lợi thế vùng đồng sâu trũng xây dựng các mô hình trang trại nuôi cá nước ngọt kết hợp sản xuất lúa cho hiệu quả kinh tế cao.