Phát Động Chương Trình Bình Chọn Danh Hiệu Chất Lượng Vàng Thủy Sản Việt Nam 2014

Ngày 11/4 tại Hà Nội, Hội nghề cá Việt Nam đã chính thức phát động chương trình bình chọn Danh hiệu Chất lượng vàng Thủy sản Việt Nam 2014.
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Võ Văn Trác, PCT thường trực Hội Nghề cá Việt Nam cho biết, năm nay tiêu chí sẽ có nhiều điểm mới như sẽ tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực thủy sản tham gia, đồng thời chú trọng hơn đến đối tượng là các ngư dân có hoạt động khai thác thủy sản xa bờ.
Bên cạnh đó, hồ sơ đăng ký sẽ được đơn giản hóa. Đồng thời, quá trình xét chọn sẽ được thực hiện công khai và minh bạch, khách quan, gắn với địa phương, lắng nghe ý kiến của các cơ sở, tổ chức, đơn vị... nơi đối tượng tham gia xét giải sinh hoạt...
Danh hiệu Chất lượng vàng Thủy sản Việt Nam nhằm ghi nhận thành tích, khơi dậy ý thức trách nhiệm của nông dân, ngư dân, doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà khoa học, nhà quản lý đang tham gia hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của ngành thủy sản.
Qua hai lần trao tặng vào các năm 2009 và 2012, với định kỳ 2 năm/ lần. Năm nay, Danh hiệu Chất lượng vàng Thủy sản Việt Nam dành cho 100 doanh nghiệp, cá nhân, tập thể tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực thủy sản của cả nước; trong đó 10 tập thể, cá nhân, doanh nghiệp xuất sắc nhất sẽ được nhận Bằng khen của Bộ NN & PTNT, dựa trên 4 tiêu chí: Hiệu quả kinh tế; Hiệu quả xã hội; Ứng dụng KHCN vào sản xuất; Bảo vệ nguồn lợi và môi trường sinh thái.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày gần đây, ngư dân Khánh Hòa và các tỉnh lân cận liên tiếp được mùa cá nục. Hiện giá cá nục đang ở mức khá cao và ổn định đã giúp nhiều chủ tàu thu lãi hàng chục triệu đồng sau mỗi chuyến biển.

Báo cáo từ các Sở NN-PTNT thuộc đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, sản lượng cá tra của hầu hết các tỉnh đều giảm so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do giá cá tra nguyên liệu giảm thấp nên người nuôi cho ăn cầm chừng, kéo dài thời gian, cá không đạt kích cỡ thu 8 hoạch.

Trong những năm gần đây, huyện chú trọng phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung. Hiện huyện có 156ha dong riềng, 3.500ha hồi, 100ha sở, đang có hướng mở rộng diện tích trồng sở lên 1.700ha, cùng hàng trăm ha trồng lúa, ngô, cây ăn quả như nhãn, ổi, vải, thanh long v.v..

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau, 36.000 ha lúa hè thu trên địa bàn tỉnh đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông, ngậm sữa nhưng gần 9.000 ha bị bệnh đốm vằn, cháy bìa lá, rầy nâu, đạo ôn cổ bông tập trung nhiều ở huyện Trần Văn Thời, Thới Bình và U Minh.

Vào thời điểm này, giá cao su xuất khẩu vẫn giảm mạnh, khiến nhiều người trồng cao su phải bán lỗ hoặc muốn bán cũng không tìm được thị trường, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh cũng như đảm bảo chế độ, quyền lợi cho người lao động.