Giữ Vững Phát Triển Tôm Lúa Bền Vững
Duy trì mục tiêu phát triển bền vững đối với vùng tôm - lúa huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) là 11.000 ha. Đây là vùng trọng điểm phát triển các giống lúa đặc sản chất lượng cao, đặc biệt là nhóm giống ST sau khi thu hoạch vụ nuôi tôm, đồng thời phát huy tốt các mô hình trồng màu trên bờ bao và nuôi các giống loài thủy sản khác để tăng thu nhập cho nông dân.
Tính đến nay, vùng tôm lúa Mỹ Xuyên đã lắp lại cây lúa trên nền ao nuôi tôm được 10.017 ha, chiếm 91% kế hoạch là 10.500 ha. Trước xu thế phát triển mạnh của tôm thẻ chân trắng đã kéo giảm diện tích luân canh tôm lúa của địa phương những năm gần đây, tuy nhiên phần lớn nông dân vẫn thấy được lợi ích của mô hình canh tác tổng hợp này.
Ông Trần Văn Chính, người dân địa phương cho biết: “Ở đây bà con không bỏ tôm – lúa. Cho dù thế nào bà con cũng phải làm lúa vì nuôi hết vụ này đến vụ khác thì khó lắm, môi trường nước, đất xuống cấp. Qua nhiều năm rồi, chúng tôi cũng thấy được tính bền vững của mô hình tôm - lúa này”.
Trước tình hình nuôi tôm khó khăn trong những năm gần đây thì Mỹ Xuyên đã khẳng định được tính hiệu quả của vùng luân canh tôm – lúa bền vững. Huyện đã có Nghị Quyết chuyên đề về phát triển tôm – lúa, vì đây là vùng đa dạng sinh học, có những tiềm năng, lợi thế rất quan trọng đối với địa phương.
Ông Lương Minh Quyết, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên cho biết: “Mỹ Xuyên có 18.000 ha nuôi tôm, nếu ứng dụng tôm lúa thì khoảng 12.500 ha thì giá trị rất lớn khi phát triển cây lúa. Mà có tối thiểu thì chúng tôi cũng duy trì trên 10.000 ha tôm lúa bền vững.
Cây lúa ở đây là cây lúa đặc sản ST và thực hiện theo quy trình GAP, GlobalGAP, vấn đề này chúng tôi cũng đã thành công ở HTX tôm – lúa Hòa Lời trong năm qua và hướng tối đây chúng tôi sẽ phát huy. Chúng tôi xác định đây là vùng canh tác lúa chất lượng cao, vùng canh tác đa dạng sinh thái. Đó là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của chúng tôi đối với vùng này”.
Việc duy trì vùng tôm – lúa bền vững để phát triển kinh tế tổng hợp từ con tôm, cây lúa, cây màu và các loài thủy sản khác sẽ giúp thu nhập của nông dân cao hơn gấp đôi so với vùng chuyên lúa. Điều này luôn được Mỹ Xuyên chú trọng để tạo đà phát triển vững chắc cho huyện nhà.
Related news
Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết, địa phương khuyến khích nông dân chuyển đổi cây trồng trên những chân ruộng canh tác gặp nhiều khó khăn nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất. Trong vụ đông xuân 2013 - 2014, Tiền Giang chỉ gieo sạ 78.500 ha, giảm khoảng 2.000 ha so với vụ đông xuân năm trước. Diện tích giảm trên được chuyển đổi sang trồng màu tết, lập vườn trồng cây ăn quả đặc sản hoặc cây trồng phù hợp khác.
Trồng tre điền trúc lấy măng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ấp 2 và ấp 3, xã Thành Tâm (Chơn Thành - Bình Phước). Năm nay mùa mưa đến sớm, mưa nhiều nên được mùa măng.
Trước kia, người dân xã Hồng An (Hưng Hà - Thái Bình) chủ yếu thu nhập từ 2 vụ lúa nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Gần chục năm trở lại đây, nông dân trong xã đã chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang sản xuất đa dạng các loại cây rau màu giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương. Trồng rau màu cho thu nhập cao, ổn định, bình quân trên 200 triệu đồng/ha/năm.
Chương trình “1 phải, 5 giảm” (1P5G) ngày càng được nhiều nông dân huyện Châu Thành (An Giang) áp dụng. Bởi, chương trình không những tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, tăng lợi nhuận mà còn bảo vệ môi trường và sức khỏe cho nông dân.
Những tháng đầu năm 2013, tình hình nuôi và tiêu thụ cá tra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang diễn biến không thuận lợi do giá cá tra nguyên liệu hầu như luôn nằm dưới giá thành sản xuất khiến nông dân nuôi cá lỗ nặng, phải thu hẹp sản xuất. Trong khi đó, các doanh nghiệp (DN) chế biến cá tra xuất khẩu (XK) lại cạnh tranh nhau về giá XK cá tra phi lê dẫn đến giá cá liên tục giảm.