Giữ Lấy Món Quà Của Biển
Nói đến ngư trường Biển Đông thường người ta nghĩ đến những luồng cá lớn, các đoàn thuyền ra khơi. Nhưng Biển Đông còn là kỳ quan thế giới với những rạn san hô tuyệt đẹp và hàng trăm loài cá cảnh biển muôn hồng ngàn tía.
Các vùng biển nước ta có nhiều san hô như Hải Vân - Sơn Trà (Đà Nẵng), quần đảo Trường Sa, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Hà Tiên, Cù Lao Chàm, vịnh Nha Trang, Ninh Hải, Cà Ná…
Ở Quảng Ngãi, san hô chủ yếu tập trung ở vùng ven biển từ Sa Kỳ đến Dung Quất và chung quanh đảo Lý Sơn với 162 loài cá rạn san hô thuộc 92 giống, 48 họ, 12 bộ. Chỉ số đa dạng loài khu vực biển ven bờ đảo Lý Sơn khá cao, đông nhất là họ cá bàng chài (Labridae) với 21 loài. Một số nhà khoa học Trường Đại học Nông lâm thuộc Đại học Huế đã tiến hành nghiên cứu xác định thành phần loài cá sinh sống ở rạn san hô, đá tại khu vực huyện đảo Lý Sơn, đánh giá chỉ số đa dạng về loài ở khu vực này. Đồng thời, nhóm nghiên cứu đang xây dựng đề án thiết lập khu bảo tồn biển ven đảo Lý Sơn theo Quyết định phê duyệt danh mục các khu bảo tồn biển giai đoạn 2010 – 2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Cá rạn san hô Việt Nam được giới thiệu ra thế giới qua nhiều kênh khác nhau, như xuất khẩu, qua tranh, ảnh, tem, phim tài liệu, góp phần nâng cao giá trị của nguồn lợi này. Hiện nay, 1 tấn cá thương phẩm trị giá khoảng 6.000 USD thì 1 tấn cá cảnh biển thu được số tiền gấp 100 lần. Tuy nhiên, hiện nay doanh thu từ xuất khẩu cá cảnh biển của nước ta còn khá khiêm tốn, khoảng 400.000 USD.
Vùng biển miền Trung nước ta có nhiều đảo lớn nhỏ, không những là nơi tập trung những loài cá san hô có giá trị về đa dạng sinh học, mà còn cung cấp nguồn cá cảnh biển cho các cơ sở nuôi cá cảnh lớn như hồ cá Trí Nguyên, bảo tàng Hải dương học và Khu du lịch Vinpearl Land ở Nha Trang, hay các cơ sở nuôi – kinh doanh cá cảnh ở TP.Hồ Chí Minh và các đô thị lớn. Cũng từ nguồn cá cảnh miền Trung, cá được xuất khẩu sang một số nước như Nga, Nhật, Singapore, Mỹ và các nước Châu Âu.
Nói như thế để thấy rằng, rạn san hô khu vực đảo Lý Sơn cùng với hệ sinh thái biển là tài sản quý giá của tỉnh và của biển Việt Nam. Cần bảo vệ đặc biệt đối với khu vực này, vì nếu như rạn san hô bị phá hủy thì không thể phục hồi hệ sinh thái. Chủ tịch UBND tỉnh đã có chỉ thị nghiêm cấm mọi hành vi khai thác, hủy hoại tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép các rạn đá ngầm, san hô hoặc rạn san hô và hệ sinh cảnh khác dưới mọi hình thức. Hy vọng rằng, khu bảo tồn biển ven đảo Lý Sơn được thành lập sẽ góp phần tạo nên một thắng cảnh dưới biển cho quê hương Quảng Ngãi.
Có thể bạn quan tâm
Năm qua, sự cạnh tranh khốc liệt để giành lấy thị trường của các doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu cá tra ngày càng tăng, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của các nước nhập khẩu ngày càng nhiều, các yêu cầu, điều kiện ngày càng khắc khe... nhưng DN xuất khẩu cá tra trong tỉnh Đồng Tháp đã năng động trong việc tìm kiếm thị trường mới.
Trong đó tôm là mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất (27%) và chiếm tỷ trọng lớn nhất (50,4%) nhờ lượng sản xuất và nhập khẩu nguyên liệu tăng, trong khi thị trường thế giới thiếu nguồn cung do dịch bệnh EMS.
Giá trị xuất khẩu con tôm Cà Mau luôn tăng qua các năm, đạt trên 1,2 tỷ USD trong năm 2014. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế cho thấy, phần lớn được xuất dưới dạng sản phẩm thô, mới qua sơ chế, làm giảm giá trị sản phẩm, chỉ có khoảng 40% sản phẩm có giá trị gia tăng được xuất khẩu.
Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định (BIDIFISCO) cho biết: Lô hàng cá ngừ đại dương thứ hai của tỉnh ta xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã được bán đấu giá tại Trung tâm Đấu giá thành phố Osaka (Nhật Bản) vào sáng 2.2, với giá bình quân 1.000 JPY/kg (khoảng 190.000 đồng/kg).
Phần lớn, cá ngừ của Việt Nam được xuất khẩu ở dạng đã qua chế biến, làm hàng đông lạnh thay vì làm hàng chất lượng cao, xuất khẩu nguyên con trực tiếp nên giá trị thu về không cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp thủy sản còn phải nhập khẩu tới 50% nguyên liệu về để chế biến nên khó có thể chủ động trong nguồn hàng cũng như ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của sản phẩm.