Sản Lượng Cá Ngừ Giảm Do Khai Thác Bằng Đèn Cao Áp Ở Phú Yên

Đang vào chính vụ khai thác cá ngừ đại dương, nhưng tại cảng cá phường 6, TP Tuy Hòa (Phú Yên), hàng trăm tàu cá vẫn nằm bờ.
Lão ngư Phạm Đáng, chủ tàu cá PY 92447 ở TP Tuy Hòa cho biết, chuyến biển mới đây, tàu của ông nằm ngoài khơi đến cả tháng trời, câu được có vài con cá, bán được hơn 22 triệu đồng, tính ra lỗ đến hơn 150 triệu đồng. Tương tự như ông Đáng, sợ thua lỗ, nhiều ngư dân ở tỉnh Phú Yên chấp nhậnnằm bờ. “Đã 1 tháng nay chúng tôi không dám đi làm vì giá thành cá quá thấp không đủ trang trải chi phí. Hơn nữa, hiện nay câu cá bằng loại đèn cao áp 1.000W - 1.500W sẽ làm thịt cá ngừ bị ảnh hưởng, không đảm bảo cho xuất khẩu. Chúng tôi mong muốn Nhà nước xem lại lệnh cấm dùng đèn giàn truyền thống” - ông Phạm Đáng nói.
Cũng theo ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ, thời gian đầu áp dụng câu cá ngừ bằng đèn cao áp, sản lượng đánh bắt tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần so với câu giàn truyền thống. Tại các làng biển miền Trung, ngư dân đua nhau chuyển sang câu bằng đèn cao áp. Hậu quả là, chỉ sau 1 thời gian ngắn, giá cá ngừ đại dương liên tục giảm từ 200.000 đồng/kg xuống còn dưới 100.000 đồng/kg. Nguyên nhân chính là do chất lượng cá ngừ đánh bắt bằng đèn cao áp thua kém hẳn so với cá cầu giàn truyền thống. Thậm chí, một nửa số sản phẩm đánh bắt không xuất khẩu được, nếu muốn xuất khẩu phải qua chế biến. Trên thực tế, cá ngừ xuất khẩu nguyên con có giá từ 15 đến 20 USD/kg, trong khi cá ngừ đại dương qua chế biến giá chỉ khoảng 6 USD/kg.
Việc khai thác cá ngừ đại dương bằng đèn cao áp không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cá đánh bắt, mà sản lượng khai thác cũng sụt giảm đáng kể. Nếu như trước đây, bình quân mỗi chuyến biển một tàu khai thác được 2,5 đến 4 tấn cá, thì nay chỉ đạt từ 5 đến 7 tạ cá. “Hiện giá cá trong bờ hạ thấp, trong khi số lượng thuyền câu ngoài biển quá nhiều nên ngư dân không thể tiếp tục ra khơi mà phải neo tàu ở bến”, ngư dân Trần Nết ở phường 6, TP Tuy Hòa cho hay.
Nguồn cá ngày càng khan hiếm, giá nhiên liệu tăng cao, trong khi đó sản phẩm cá ngừ đại dương lại rớt giá liên tục, thậm chí không xuất khẩu được, khiến cho hàng trăm tàu câu cá ngừ đại dương của Phú Yên phải nằm bờ. Ông Phan Thuẫn, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá TP Tuy Hòa cho biết, với tình hình như hiện nay, muốn không thua lỗ chỉ còn cách cho tàu nằm bờ. Hiện, hơn 70% số tàu thuyền của địa phương đang nằm bờ, hàng ngàn ngư dân thất nghiệp, cuộc sống hết sức khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Đó là dẫn chứng được bà Nguyễn Thị Thanh Hòa - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, nêu ra để nói về những tồn tại trong vấn đề bình đẳng giới và trao quyền cho người phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn.

Nói đến sự biến động về giá gà lông màu, không nơi nào nhạy cảm hơn thủ phủ gà đồi Bắc Giang. Gặp người chăn nuôi tại những vùng gà lớn như Yên Thế, Tân Yên, Lục Ngạn, Lục Nam, chúng tôi cảm nhận rõ sự ngỡ ngàng, nuối tiếc của người chăn nuôi khi giá gà đột ngột lao dốc không phanh.

Chuyến cá ngừ đầu tiên được ngư dân tỉnh Bình Định đưa sang bán đấu giá tại Trung tâm đấu giá Osaka (Nhật Bản) không được như kỳ vọng. Đây là chuyến hàng đầu tiên áp dụng quy trình đánh bắt, bảo quản cá ngừ theo công nghệ Nhật Bản nên chưa đặt nặng vấn đề lợi nhuận. Thế nhưng, từ đó cũng đặt ra nhiều vấn đề với ngư dân và chính quyền tỉnh Bình Định.

Theo ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ, từ tháng Sáu đến nay, xuất khẩu thủy sản liên tục tang, từ mức xuất khẩu 38 triệu USD trong tháng Sáu đã tăng lên 49 triệu USD trong tháng Chín vừa qua.

Một số người đang tìm kiếm sản phẩm thay thế hoặc đợi giá xuống thấp. Trong khi chuỗi nhà hàng lớn có thể bỏ các món liên quan đến tôm hùm thì các nhà hàng nhỏ tìm kiếm các cách “sáng tạo” từ loài này.