Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh Tế Hộ Gia Đình, Cách Làm Hiệu Quả

Kinh Tế Hộ Gia Đình, Cách Làm Hiệu Quả
Ngày đăng: 31/05/2013

Đến thăm mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình ông Phạm Văn Phú, ở thôn Suối Nhum, xã Sông Lũy, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) một ngày đầu tháng tư. Dưới cái nắng gay gắt của vùng đất khô hạn, vậy mà vợ chồng ông đã tạo dựng nên mô hình sản xuất các giống cây hoa màu xanh tốt. Lân la trò chuyện cùng ông bên vườn cây màu đang bước vào mùa thu hoạch. Ông Phú tiết lộ: “Gia đình về vùng đất nghèo khô hạn này từ năm 2000. Lúc đó nơi đây hoang hóa, chỉ cây tạp và rất khó sản xuất. Sự chịu khó của vợ chồng, cộng với quyết tâm làm giàu, đã khai phá lập nên khu vườn để sản xuất và trồng các loại cây trồng, kết hợp chăn nuôi, kiếm kế mưu sinh”.

Trên diện tích rộng gần 2 ha, năm đầu ông chỉ sản xuất cây đậu, cây bắp và dưa hấu. Vì phụ thuộc nguồn nước trời, nên mỗi năm ông chỉ sản xuất một vụ, nguồn thu bấp bênh. Thời gian gần đây, nhờ sản xuất thuận lợi, có nguồn thu, vợ chồng ông lại mạnh dạn vay thêm vốn, khoan giếng lấy nước, đáp ứng nhu cầu sản xuất và phát triển. Nhờ đó mà sản xuất, thâm canh tăng vụ với nhiều loại cây trồng liên tục quanh năm.

Ý chí vượt khó của người nông dân vốn “một nắng hai sương”, luôn biết chịu đựng trước những khó khăn, vất vả là điều dễ nhận thấy ở con người ông. Ở tuổi ngoài 55, vậy mà vợ chồng ông Phú không để đất nghỉ, theo từng mùa vụ, vợ chồng chịu khó cày xới, sản xuất thâm canh nhiều giống cây trồng khác nhau. Trên diện tích gần 2 ha, ông chia ra sản xuất nhiều loại, trong đó dưa hấu hơn 6 sào, bình quân mỗi năm ông sản xuất hai vụ, lãi hơn 20 triệu đồng. Phần đất còn lại ông trồng 200 cây đu đủ. Hiện 200 cây đu đủ đang cho trái rất nhiều. Những ngày qua, thương lái vào tận vườn thu mua với giá từ 5.000 đồng/kg.

Bên cạnh đó, ông còn trồng xen giống cà tím vào bên dưới vườn đu đủ để tận dụng quỹ đất. Hiện 500 cây cà tím cũng đang cho trái, cứ cách 3 ngày ông lại hái một lần, bán tại vườn giá 5.000 đồng/kg, góp phần tăng thu nhập. Trồng cà tím thâm canh cùng đu đủ có nhiều thuận lợi, hạn chế được cỏ dại mọc, khi bón phân, xịt thuốc cũng tiện lợi.

Theo ông, sản xuất thâm canh kiểu này nhanh thu hoạch, ít rủi ro, bán được giá cao, nên việc sản xuất cũng thuận lợi. Mặt khác, phần diện tích đất còn lại khá màu mỡ, ông lại sản xuất giống bí đỏ hồ lô. Theo ghi nhận của chúng tôi, vườn bí hồ lô trên 6 sào của ông cũng đang cho nụ và trái non. Nếu thời tiết ổn định không có gì bất thường, không bao lâu, vườn bí hồ lô này sẽ cho năng suất cao là điều chắc chắn.

Với cách làm tổng hợp như gia đình ông, hàng năm thu về gần 100 triệu đồng. Đối với các mô hình sản xuất khác thì nguồn thu này không cao, nhưng đây là cách làm hiệu quả, lại khá bền vững, không lo sợ lúc được mùa mất giá như các hàng nông sản, cây trái khác hiện nay. Nhìn từ thực tế, cách làm đơn giản nhưng hiệu quả của gia đình ông Phạm Văn Phú thì ai nghĩ đến. Mô hình sản xuất này, nếu người dân lân cận mạnh dạn áp dụng, sẽ góp phần đa dạng hóa các giống cây trồng, nâng cao giá trị sử dụng đất, mang lại giá trị kinh tế cao, đưa địa phương ngày một phát triển.


Có thể bạn quan tâm

Báo động tình trạng tận diệt nguồn lợi thủy sản Báo động tình trạng tận diệt nguồn lợi thủy sản

Do những hoạt động khai thác hải sản theo kiểu “tận diệt” như nạn đánh bắt bằng giã cào gần bờ, sử dụng “rọ lồng” bát quái, thuốc nổ, điện và tận diệt hải sản non, nguồn lợi hải sản vùng biển địa bàn tỉnh Nghệ An đang bị suy giảm nghiêm trọng, mất dần khả năng tự phục hồi.

21/09/2015
Dạy nghề nuôi trồng thủy sản cho nông dân Dạy nghề nuôi trồng thủy sản cho nông dân

Vừa qua, Trung tâm Giáo dục thường xuyên và dạy nghề huyện Hà Trung (Thanh Hóa) phối hợp với Trung tâm Dạy nghề tư thục Hợp Lực khai giảng 2 lớp sơ cấp nuôi trồng thủy sản cho 50 học viên 2 xã Hà Ngọc và Hà Thanh.

21/09/2015
Được mùa cá Được mùa cá

Năm nay, vụ cá nam đến muộn, nhưng bù lại sản lượng của từng chuyến biển của ngư dân tăng khá.

21/09/2015
Nuôi lợn trên đệm lót sinh học hiệu quả tại Hương An Nuôi lợn trên đệm lót sinh học hiệu quả tại Hương An

Phường Hương An, thị xã Hương Trà có cơ cấu kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Toàn phường có 218 ha lúa, 73 ha lạc, 10 ha ngô, 15 ha rau màu trong đó có 7 ha chuyên trồng hành lá, là cây trồng mang lại hiệu quả cao cho người nông dân.

21/09/2015
Không nản lòng sau những lần thất bại Không nản lòng sau những lần thất bại

Ai đó từng nói, thành công thường không đến trước tiên, mà thường đến sau những lần thất bại. Triết lý đó càng trở lên thấm thía khi tôi tìm hiểu quá trình làm giàu của anh Diệm Quang Tuyến, chủ trang trại chăn nuôi gà ở tổ 15, phường Cam Gia (T.P Thái Nguyên).

21/09/2015