Giống Đậu Phộng TB25, L14 Đạt Năng Suất Cao

Theo Trạm Bảo vệ thực vật huyện Đồng Xuân (Phú Yên), mô hình thâm canh cây đậu phộng năng suất cao vừa được triển khai tại soi Bàu Ông Quán (xã Xuân Quang 3), trên diện tích 2ha, với 28 hộ tham gia.
Theo đó, các giống đậu phộng đưa vào khảo nghiệm gồm DH04, L14, TB25 và giống đối chứng Lỳ Tây Nguyên. Đầu vụ gieo trồng, tỉ lệ nảy mầm đạt 98%, ngày ra hoa trung bình 45 ngày sau trồng, sau 3 tháng cho thu hoạch. Cuối vụ, giống đậu phộng DH04 đạt 26 tạ/ha, L14 đạt 31 tạ/ha, TB25 đạt 33 tạ/ha và giống Lỳ Tây Nguyên đạt 26,6 tạ/ha. Như vậy, giống L14 và TB25 bước đầu cho năng suất cao, kháng sâu bệnh, chịu hạn tốt. Hiện 2 giống đậu phộng này đang được các địa phương tiếp tục trồng khảo nghiệm, sau đó triển khai nhân rộng.
Thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Đồng Xuân, hằng năm, nông dân trong huyện trồng 650ha đậu phộng, lâu nay năng suất chỉ đạt 11 tạ/ha.
Có thể bạn quan tâm

Xã Long Thới có diện tích trồng dừa lớn nhất huyện Chợ Lách (Bến Tre), với 257ha trồng dừa, chiếm khoảng 25%. Cây dừa gắn bó với nông dân ở đây khá lâu, hầu hết đều có độ tuổi vài chục năm.

Biết anh Nguyễn Hoàng Tùng xã Đình Dù (Văn Lâm - Hưng Yên) qua một cuộc hội thảo của ngành nông nghiệp. Chúng tôi bị lôi cuốn bởi niềm đam mê trồng rau thủy canh của anh.

Thời gian qua, Hội Nông dân xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) luôn chú trọng tập huấn kỹ thuật trồng rau và chuyển giao công nghệ mới cho người dân. Nhờ vậy, nhiều người dân trong xã ngày càng có thu nhập cao, đời sống ổn định.
Để trồng thâm canh theo hướng bền vững thì người trồng cần có chế độ canh tác hợp lý. Cây mì nếu trồng liên tiếp nhiều vụ mà không có biện pháp cải tạo đất thì đất sẽ bạc màu, khô cằn, chứa nhiều nấm, bệnh gây hại.

Ai cũng biết rằng việc sử dụng rau sạch, rau an toàn góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trong khi thị trường đang tràn ngập rau củ, quả bẩn, ngâm hóa chất. Nhưng có một thực tế đáng buồn, việc sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng rau sạch đang vấp phải nhiều khó khăn.