Trang trại lợn, gà rừng hữu cơ lớn hiếm có ở Việt Nam
Theo ông Hoàng Thắng – Giám đốc Điều hành Trang trại NTC, Trang trại bắt đầu xây dựng từ năm 2008, hiện trang trại đã hoạt động được 8 năm với hơn 100 công nhân lành nghề, mỗi năm cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước hàng nghìn tấn lợn rừng, gà rừng, rau rừng đạt chất lượng cao cho lợi nhuận 30 – 40 tỷ đồng mỗi năm.
Trang trại lợn rừng NTC có quy mô rộng 120ha/ hệ thống 2 trang trại đang nuôi 120.000 con lợn rừng, 5.000 con lợn rừng và 5ha rau rừng.
Cũng theo ông Thắng, sau khoảng 8 năm triển khai thành công dự án nông trại chăn nuôi lợn rừng, gà rừng.
Trang trại lợn rừng NTC cũng đã phát triển thành công mô hình rau rừng, với diện tích khoảng 5ha, trung bình mỗi năm trang trại cung cấp cho thị trường hàng trăm tấn rau rừng.
Với 100% các loại rau như chùm ngây, rau càng cua, rau mỏ, rau bò khai, rau dớn, hoa chuối rừng, măng rừng…, được trồng hữu cơ, sử dụng phân bón là phân giun quế, sử dụng thiên địch để bắt sâu hại, không sử dụng các loại hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo vệ thực vật.
“Nhằm đảm bảo nhu cầu cung cấp thịt lợn rừng thương phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, hiện trang trại lợn rừng NTC đang tích cực triển khai thực hiện dự án phối hợp với bà con nông dân cùng nuôi lợn rừng, gà rừng, trồng cây rau rừng theo hình thức như cung cấp giống lợn rừng, gà rừng cho bà con nông dân.
Đồng thời hỗ trợ một phần tiền con giống và chuyển giao công nghệ kỹ thuật, tư vấn thiết kế chuồng trại nuôi lợn rừng, gà rừng.
Đặc biệt là việc bao tiêu thu mua lại con giống và thương phẩm với mức giá ổn định, đảm bảo nông dân không phải lo về đầu ra” – ông Thắng chia sẻ.
Đến thời điểm hiện tại, Trang trại lợn rừng NTC thực hiện dự án phối hợp với 230 hộ dân ở 15 xã tại 4 huyện của Hà Nội như xã Xuân Giang, xã Minh Trí, xã Minh Phú (Sóc Sơn) hay xã Khánh Thượng, xã Đồng Thái (Ba Vì)… Đáng nói hơn, qua việc liên kết chăn nuôi với Công ty, nhiều hộ dân đã thoát nghèo, mạnh dạn đầu tư làm ăn lớn, có nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng….
Đặc biệt, Công ty đang tiến hành thu mua lợn rừng thương phẩm từ các hộ chăn nuôi với các tiêu chí sau:
- Lợn rừng giống thuần chủng Thái lan, Việt Nam
- Lợn được nuôi theo hình thức chăn thả hoang dã, thức ăn chủ yếu là Ngô, khoai, sắn… không sử dụng các loại thức ăn công nghiệp.
- Đảm bảo khỏe mạnh và không mắc bệnh tật.
Bà con có nhu cầu mua giống chăn nuôi hoặc bán giống, thương phẩm vui lòng liên hệ với anh Hoàng Thắng qua số điện thoại– 0988 880 128 hoặc 0463.298.835 hay truy cập trang: trangtrailonrung.com để biết thêm chi tiết.
Hoặc có thể đến địa chỉ văn phòng giao dịch của Công ty CP Phát triển khoa học kỹ thuật NTC Việt Nam ở Tầng 2, nhà NTC, số 5 đường Mỹ Đình, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Trang trại số 1: xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Trang trại số 2: xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Hoặc gửi yêu cầu qua Email: trangtrainuoilonrung@gmail.com để được hỗ trợ tư vấn và mua lợn, gà giống và thương phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Để mở ra hướng đi mới cho sản xuất hàng hoá trong xây dựng nông thôn mới (NTM), giúp người dân nâng cao thu nhập, đảm bảo kinh tế - xã hội địa phương phát triển bền vững, xã Lê Lợi (Hoành Bồ - Quảng Ninh) đã triển khai một cách hiệu quả mô hình nuôi gà tập trung.
Do thời tiết nóng ẩm, nên nhiều trà lúa hè thu có nguy cơ xuất hiện dịch bệnh đạo ôn và bệnh vi khuẩn. Thực tế tại Thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đạo ôn đã xuất hiện. Nếu việc phòng trị không chủ động bệnh sẽ lan nhanh ảnh hưởng đến sinh trưởng của lúa.
Cá ngừ là mặt hàng xuất khẩu đứng thứ ba của Việt Nam sau tôm và cá tra, basa với 526 triệu đô-la Mỹ năm 2013 và tương lai sẽ trở thành mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản nếu có cơ chế, chính sách ưu đãi để hỗ trợ ngư dân đầu tư, cải tạo trang thiết bị, công cụ đánh bắt nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Mặc dù có thể làm thành những món ăn hấp dẫn, nhưng cá lau kính – một loài sinh vật ngoại lai – đang là mối nguy cơ có thật đối với hệ sinh thái trong các thủy vực tự nhiên.
Các địa phương cần công khai chính sách hỗ trợ để người chăn nuôi biết, hợp tác trong công tác phòng chống dịch, không bán chạy gia súc, gia cầm mắc bệnh.