Giới Kinh Doanh Thực Phẩm Quan Tâm Đến Truy Xuất Nguồn Gốc Thủy Sản

Theo các công ty tham gia hội chợ của Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia (NRA), so với các ngành thực phẩm khác, truy xuất nguồn gốc đang có tầm quan trọng ngày càng lớn trên thị trường thủy sản tại Mỹ.
Các nhà sản xuất đang quan tâm tới việc đảm bảo thực phẩm họ sử dụng được thu mua đúng đắn với các tiêu chí như thực phẩm có xuất xứ tại địa phương, có thể truy xuất được và bền vững. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất đồng trong việc xác định thế nào là thu mua “đúng đắn”.
Trong khi phần lớn người tiêu dùng Mỹ chưa chú ý đến việc thực phẩm họ mua có được chứng nhận MSC hay không, các nhà kinh doanh dịch vụ thực phẩm lại ngày càng quan tâm tới truy xuất nguồn gốc.
Năm 2013, hầu như không có khách hàng nào hỏi về truy xuất nguồn gốc tại hội chợ của NRA, nhưng năm nay có tới 50% khách hàng quan tâm đến vấn đề này.
Đại diện một công ty tham gia hội chợ cho biết công ty này có chính sách cam kết thu mua 100% thủy sản khai thác đạt chứng nhận MSC hoặc các chương trình chứng nhận thuộc WWF. Chuỗi bán lẻ hàng đầu của Mỹ - Walmart - cũng có chính sách thu mua tương tự, ngoài ra còn tham gia chương trình Quản lý Nghề cá có trách nhiệm Alaska.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 21/8/2014, tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh tổ chức Hội thảo xác định nguyên nhân gây chết trên ngao, tu hài nuôi và giải pháp khôi phục nghề nuôi.

Nắng nóng kéo dài hơn một tháng qua không chỉ gây thiệt hại cho cây lúa, hoa màu mà còn khiến nhiều diện tích cây ăn quả trên địa bàn Tiên Phước có nguy cơ bị thất thu.

Mô hình tôm - lúa ở huyện Thới Bình (Cà Mau) một năm chia ra 2 vụ. Từ đầu năm đến khoảng tháng 7 âm lịch, các hộ dân sẽ lấy nguồn nước mặn để nuôi tôm. Sau đó đưa nước ngọt vào và tận dụng nguồn nước mưa để rửa mặn, làm vụ lúa kết hợp nuôi tôm từ cuối tháng 7 âm lịch đến cuối năm.

Chị Lê Thị Hân, ở ấp 1, xã Vĩnh Thuận Tây (Vị Thủy, Hậu Giang) nuôi cá rô đầu vuông gần 10 năm cho biết: “Những năm trước đây, tôi nuôi 8 ao cá với diện tích trên 10.000 m2 mặt nước, thu hoạch gần 100 tấn, nhưng nay vì thua lỗ nên chỉ nuôi 2 ao, với sản lượng thu hoạch khoảng 30 tấn”.

Khoảng 5 năm trở lại đây, việc chăn nuôi bò ở xã Văn Luông, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) có bước phát triển nhảy vọt, nhất là số lượng bò lai Sind. Từ năm 2009 trở về trước, tổng đàn bò của xã hàng năm chỉ ở mức trên dưới 300 con, chủ yếu là giống bò vàng, thấp bé, lượng thịt ít.