Lúa đổ ngã, thiệt hại lớn

Trong đó, 10 ha đổ ngã trên 70%, 475 ha đổ ngã từ 30 - 70% và hơn 1.500 ha bị đổ ngã từ 10 - 30%, chủ yếu tại các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, hai quận Thốt Nốt và Ô Môn.
Nông dân phải thu hoạch bằng cách cắt thủ công nên giá công lao động, vận chuyển lúa tăng lên từ 58% đến 71% so với thu hoạch bằng máy gặt đập. Giá công cắt lúa bằng tay từ 5,5 triệu đ/ha lên 8,4 triệu đ/ha (gồm cả công vận chuyển và suốt lúa).
Công cắt lúa bằng máy đối với lúa ngã đổ 2,3 - 2,4 triệu đ/ha (lúa đứng 1,9 - 2,1 triệu đ/ha). Đã vậy, giá lúa tươi tại ruộng giảm từ 150 - 700 đ/kg so với trước khi bị mưa dầm. Lúa IR 50404 bán tại ruộng 3.900 - 4.200 đ/kg, lúa bị đổ ngã 3.000 - 3.900 đ/kg. Các giống lúa OM 4.000 - 4.400 đ/kg, lúa bị đổ ngã còn 3.500 - 3.900 đ/kg; lúa Jasmine 4.700 - 4.900 đ/kg.
Đến nay Cần Thơ thu hoạch được hơn 36.000/72.000 ha lúa TĐ, năng suất bình quân 5,2 tấn/ha, tăng 0,1 tấn/ha so cùng kỳ. Dự kiến từ nay đến cuối tháng 10/2015 sẽ thu hoạch dứt điểm.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Đình Vĩnh - chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM - cho biết chi cục vừa ký thỏa thuận với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 về chương trình chuyển giao phương pháp sản xuất giống nghêu nhân tạo tại huyện Cần Giờ, với tổng kinh phí khoảng 600 triệu đồng.

Ngày 30-7, tại hội thảo quốc gia về tiềm năng xuất khẩu do Cục Kinh tế liên bang Thụy Sĩ và Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công thương tổ chức, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã công bố nhiều mặt hàng triển vọng xuất khẩu của VN.

Học hỏi mô hình nuôi ba ba ở Hậu Giang và áp dụng ngay trên miếng vườn của mình, 3 năm nay, anh Phạm Tấn Hưng, ngụ ấp Thới Phước 1, xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) thành công với nghề nuôi ba ba, tăng thu nhập kinh tế gia đình đáng kể.

Ngày 30-7, Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ và Cục Xúc tiến thương mại VN đã công bố nghiên cứu dự án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về tiềm năng xuất khẩu của VN. Theo đó, cảnh báo cơ cấu xuất khẩu của VN đang dựa quá nhiều vào sản phẩm thô, thâm dụng tài nguyên...

Với sự hỗ trợ của trung ương và địa phương trong việc di dân, phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng nên đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả; đường giao thông được cứng hóa giúp nhân dân đi lại và tiêu thụ sản phẩm nông sản. Từ đó người dân vùng chuyển dân sông Ðà có điều kiện phát triển kinh tế, ổn định đời sống, yên tâm sản xuất.