Giàu Nhờ Nuôi Lợn Rừng, Chim Trĩ
Cải tạo đồi hoang thành trang trại chăn nuôi động vật hoang dã đã mang về cho Nguyễn Văn Giang (36 tuổi, ngụ thị trấn Hương Canh, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) nguồn thu nhập 700 triệu đồng trong năm 2013.
Trước khi là ông chủ trang trại rộng 3.000 m2 nuôi lợn rừng, chim trĩ đầu tiên ở địa phương, Nguyễn Văn Giang từng làm cán bộ địa chính tại UBND thị trấn Hương Canh, nhưng đã quyết định nghỉ việc đi tìm cơ hội riêng cho mình. Ban đầu, nhiều người cho là anh gàn dở.
Anh Giang kể lại mơ ước gây dựng trang trại khởi nguồn từ tủ sách cũ của vợ (tốt nghiệp ngành thú y chăn nuôi - ĐH Nông lâm Thái Nguyên nhưng không tìm được việc làm phải bỏ nghề đi làm công nhân). “Tiếc sách để chỏng chơ, mình lôi ra đọc, đến khi đọc hết tủ sách, không ngờ "nổi máu" muốn có trang trại chăn nuôi”, anh Giang nhớ lại.
Trang trại trù phú hiện tại được xây dựng từ khu đồi bỏ hoang, anh Giang sang nhượng lại của người dân địa phương. Khi ấy, người dân ở xã Trung Mỹ nở rộ phong trào nuôi nhím, anh Giang cũng đầu tư xây chuồng định nuôi. Nhưng do người nuôi nhím ngày một nhiều, anh sợ không bán được, nhất là khi giá nhím giống tăng cao. Vì thế, dù xót tiền, nhưng anh Giang đành dỡ bỏ công trình, cải tạo để chuyển qua nuôi lợn rừng.
Quyết định chọn nuôi lợn rừng nảy sinh khi anh Giang tình cờ xem bản tin về mô hình nuôi lợn rừng ở Hà Tĩnh trên truyền hình. Anh xách ba lô vào miền Trung xin tá túc ăn nghỉ nhiều tháng ở các trang trại để tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi. Ngay ở lứa lợn rừng đầu tiên, anh Giang “thắng đậm” số tiền lãi thu về cả trăm triệu đồng.
Có thời điểm, đàn lợn rừng thương phẩm ở trang trại lên tới hàng trăm con. Thấy anh Giang nuôi lợn có lãi lớn, người dân địa phương bắt đầu tìm đến học nuôi theo. Nắm được cơ hội kinh doanh, anh Giang chủ động nuôi thêm lợn rừng sinh sản, cung cấp giống tại chỗ cho người dân địa phương và hiện giờ mở rộng ra thị trường các tỉnh phía bắc.
Thành công trong nuôi lợn rừng, anh Giang tiếp tục đưa thêm chim trĩ về nuôi trong trang trại. Hiện tại, khu chuồng nuôi chim trĩ sinh sản tạo ra nguồn thu nhập đều đặn cho ông chủ trẻ. “Giá chim thương phẩm bán tại vườn là 500.000 đồng/con, còn chim trĩ giống là 150.000 đồng/kg, trứng chưa kịp nở đã có người đặt mua con giống”, anh Giang hồ hởi "khoe" khi dẫn chúng tôi tham quan lò ấp trứng tự động.
Cũng theo anh Giang, lợn rừng và chim trĩ không khó nuôi, có sức chống chịu với khí hậu tự nhiên, ít bệnh tật và cho chất lượng thịt thơm ngon. Chỉ với 2 loại vật nuôi chủ lực này, năm 2013 anh Giang có nguồn thu khoảng 700 triệu đồng, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 4 lao động địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Đây là hoạt động thuộc dự án “Nâng cao sức sản xuất bền vững và hiệu quả của các hộ chăn nuôi bò ở miền Trung Việt Nam-LPS/2012/062”, do Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (ACIAR) tài trợ. Tham dự có tiến sĩ Laurie Bonne, chuyên gia nghiên cứu chuỗi giá trị ở Úc và phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Xuân Bản, Trường đại học Nông lâm Huế, chủ nhiệm dự án.
Với nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, Quảng Ninh là tỉnh có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thuỷ sản trên cả 3 loại hình nước mặn, nước lợ và nước ngọt; không những thế, số loài thuỷ sản thích nghi tốt với môi trường ở Quảng Ninh cũng rất phong phú, đa dạng. Thế nhưng, thật đáng tiếc là đến nay, nguồn giống thuỷ sản sản xuất tại chỗ của tỉnh mới chỉ đáp ứng được 19,8% so với nhu cầu thực tế...
Chịu lãi suất cao khi vay “nóng” để lo chi phí chuyến biển khiến hiệu quả khai thác của ngư dân chưa cao. Theo chính sách mới, Nhà nước cho vay 70% chi phí chuyến biển sẽ tạo điều kiện cho ngư dân yên tâm bám biển.
Mới đây, tại xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định), Hội Cựu chiến binh (CCB) xã đã triển khai một mô hình nuôi trồng hải sản mới, đó là nuôi ghẹ xanh thương phẩm trên biển. Mô hình nhằm mục đích tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho hội viên CCB ở địa phương.
Vào mùa này của khoảng 4 - 5 năm trước, trên tỉnh lộ ĐT 615, qua địa phận huyện Tiên Phước, cảnh mua bán chuyên chở cau tươi hối hả ngược xuôi. Đây là thời điểm mà gần như vườn nhà nào ở các xã Tiên Cẩm, Tiên Lãnh (Tiên Phước) đều trồng cau.