Tỷ phú đảo Hòn Tre tiết lộ bí quyết ép xoài ra hoa trái vụ

Trên nền xanh thẫm của vùng biển Tây Nam, Hòn Tre hiện lên như một con rùa khổng lồ đang phơi mình giữa đại dương, nằm cách bờ Rạch Giá 30 km. Kể từ năm 1983 hòn đảo này đã trở thành trung tâm của huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.
Hòn Tre hiện có 344,92 ha đất nông nghiệp, trong đó đất SX là 207,29 ha. Không ít bà con nông dân ở đây khá lên nhờ cây xoài, tiêu, chuối, thanh long...
Tại huyện Kiên Hải, chủ yếu là Hòn Tre và hòn Lai Sơn có trên 92 ha xoài, 23 ha chuối, 146 ha dừa, 8 ha thanh long, 33 ha tiêu và nhiều loại cây trồng khác.
Đến với Hòn Tre, du khách không những để tham quan, nghỉ dưỡng mà còn để thưởng thức nhiều món ngon vật lạ mang tính đặc thù của một vùng biển đảo Tây Nam. Một lần ra đảo được thưởng thức chuối già Hòn Tre ai cũng khên ngon hơn chuối đất liền.
Ông Nguyễn Khải Hoàng, Trưởng ban Tuyên giáo huyện đảo Kiên Hải cho biết, hầu hết các loại trái như chuối, thanh long, bơ trồng trên núi đều ngon ngọt, nhất là xoài cát Hòa Lộc, dân địa phương gọi là “xoài hòn” rất dễ tiêu thụ ở đất liền.
Ông đánh giá, ngoài đánh bắt và nuôi trồng hải sản, bà con ở Hòn Tre còn trồng thêm cây trái, hoa màu. Chính nông nghiệp đã mở ra một hướng mới nhằm góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình.
Ông Nguyễn Văn Châu (Năm Sơn) người từ đất liền ra đảo lập nghiệp từ năm 20 tuổi. Sau gần 40 năm khai thác và cải tạo đất núi, hiện ông đã trồng mới trên 1 ha xoài, đa số là xoài cát Hòa Lộc, mỗi năm hái trên 20 tấn.
Ngoài ra ông còn trồng thêm mít, chuối, chanh và nhiều loại rau màu, thu nhập bình quân mỗi năm trên nửa tỷ đồng.
Theo kinh nghiệm của ông, xoài năm nào cũng chín rộ từ sau thanh minh, “hàng nhiều dội chợ” nên nhiều người bị thất thu.
Do đó, năm nào ông cũng áp dụng những tiến bộ KHKT, xử lý cho xoài ra hoa trái vụ để kịp thu hoạch vào dịp trước tết và sau tết, thời điểm có giá nhất, xuất sang Trung Quốc nhiều nhất.
Ngoài ra, ông còn quan tâm đến việc bón phân, phun nước rửa sạch bông sau những cơn mưa nồm. Nhờ vậy mà vườn xoài của ông mùa nào trái cũng sai oằn và được giá.
Mấy năm gần đây, đa số nhà vườn ở miền Tây đều lâm vào cảnh “trúng mùa rớt giá”, còn ông thì phấn khởi cho rằng chưa năm nào vườn xoài của ông bị thua lỗ.
Kể từ tháng 4.2015 đến nay, bà con nông dân ở Hòn Tre lấy làm phấn khởi nhờ có đường dây 22KV cáp điện, giúp các nhà vườn có cơ hội phát triển cơ sở hạ tầng để SX ngày càng có hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm

Còn gia đình ông Nguyễn Nguyên Hữu ở thôn 3, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) có 4 sào đất canh tác nông nghiệp, nhưng cứ vào vụ đông xuân là ông bỏ đất trắng vì trồng ngô, hoa màu thì không đủ nước tưới. Do vậy, năm nay, gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư trồng ớt chỉ thiên.

Theo tổng hợp từ các địa phương, từ nay đến năm 2020, toàn tỉnh có khoảng 24.658 ha cà phê cần tái canh; trong đó, diện tích cà phê trên 30 năm là 568 ha, diện tích cà phê trên 25 năm là 1.969 ha, diện tích trên 20 năm là 5.568 ha và trên 15 năm là 16.553 ha.

Mùa đông tại huyện Mường Nhé thường rét giá, nhất là các xã vùng cao, nhiệt độ thường chênh lệch từ 2 – 30C so với các huyện khác. Đó là yếu tố bất lợi trong chăn nuôi, bởi gia súc có thể bị chết rét, chết đói vì thiếu nguồn thức ăn dự trữ. Mùa đông cũng là thời điểm tiềm ẩn nhiều dịch bệnh: thương hàn, tụ huyết trùng...

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các chợ trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ đã hoạt động trở lại. Khác với nhiều năm trước, năm nay thời tiết trước và sau tết Nguyên đán khá thuận lợi, các loại rau xanh, củ, quả phát triển tốt, nguồn cung dồi dào nên được bày bán phong phú, giá cả nhìn chung vẫn ổn định.

Ban Quản lý vườn Quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông vừa thả con chim Già đãy trở vào vườn Quốc gia Tràm Chim, sau hơn một tháng chăm sóc, nuôi dưỡng.