Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giàu Nhờ Nuôi Lợn Rừng, Chim Trĩ

Giàu Nhờ Nuôi Lợn Rừng, Chim Trĩ
Publish date: Saturday. October 11th, 2014

Cải tạo đồi hoang thành trang trại chăn nuôi động vật hoang dã đã mang về cho Nguyễn Văn Giang (36 tuổi, ngụ thị trấn Hương Canh, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) nguồn thu nhập 700 triệu đồng trong năm 2013.

Trước khi là ông chủ trang trại rộng 3.000 m2 nuôi lợn rừng, chim trĩ đầu tiên ở địa phương, Nguyễn Văn Giang từng làm cán bộ địa chính tại UBND thị trấn Hương Canh, nhưng đã quyết định nghỉ việc đi tìm cơ hội riêng cho mình. Ban đầu, nhiều người cho là anh gàn dở.

Anh Giang kể lại mơ ước gây dựng trang trại khởi nguồn từ tủ sách cũ của vợ (tốt nghiệp ngành thú y chăn nuôi - ĐH Nông lâm Thái Nguyên nhưng không tìm được việc làm phải bỏ nghề đi làm công nhân). “Tiếc sách để chỏng chơ, mình lôi ra đọc, đến khi đọc hết tủ sách, không ngờ "nổi máu" muốn có trang trại chăn nuôi”, anh Giang nhớ lại.

Trang trại trù phú hiện tại được xây dựng từ khu đồi bỏ hoang, anh Giang sang nhượng lại của người dân địa phương. Khi ấy, người dân ở xã Trung Mỹ nở rộ phong trào nuôi nhím, anh Giang cũng đầu tư xây chuồng định nuôi. Nhưng do người nuôi nhím ngày một nhiều, anh sợ không bán được, nhất là khi giá nhím giống tăng cao. Vì thế, dù xót tiền, nhưng anh Giang đành dỡ bỏ công trình, cải tạo để chuyển qua nuôi lợn rừng.

Quyết định chọn nuôi lợn rừng nảy sinh khi anh Giang tình cờ xem bản tin về mô hình nuôi lợn rừng ở Hà Tĩnh trên truyền hình. Anh xách ba lô vào miền Trung xin tá túc ăn nghỉ nhiều tháng ở các trang trại để tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi. Ngay ở lứa lợn rừng đầu tiên, anh Giang “thắng đậm” số tiền lãi thu về cả trăm triệu đồng.

Có thời điểm, đàn lợn rừng thương phẩm ở trang trại lên tới hàng trăm con. Thấy anh Giang nuôi lợn có lãi lớn, người dân địa phương bắt đầu tìm đến học nuôi theo. Nắm được cơ hội kinh doanh, anh Giang chủ động nuôi thêm lợn rừng sinh sản, cung cấp giống tại chỗ cho người dân địa phương và hiện giờ mở rộng ra thị trường các tỉnh phía bắc.

Thành công trong nuôi lợn rừng, anh Giang tiếp tục đưa thêm chim trĩ về nuôi trong trang trại. Hiện tại, khu chuồng nuôi chim trĩ sinh sản tạo ra nguồn thu nhập đều đặn cho ông chủ trẻ. “Giá chim thương phẩm bán tại vườn là 500.000 đồng/con, còn chim trĩ giống là 150.000 đồng/kg, trứng chưa kịp nở đã có người đặt mua con giống”, anh Giang hồ hởi "khoe" khi dẫn chúng tôi tham quan lò ấp trứng tự động.

Cũng theo anh Giang, lợn rừng và chim trĩ không khó nuôi, có sức chống chịu với khí hậu tự nhiên, ít bệnh tật và cho chất lượng thịt thơm ngon. Chỉ với 2 loại vật nuôi chủ lực này, năm 2013 anh Giang có nguồn thu khoảng 700 triệu đồng, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 4 lao động địa phương.


Related news

560ha Lúa Giảm Năng Suất Do Sâu Bệnh Gây Hại 560ha Lúa Giảm Năng Suất Do Sâu Bệnh Gây Hại

Theo ông Hồ Ngọc Mẫn - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đại Lộc, vụ hè thu 2013 này, toàn huyện có khoảng 218ha lúa bị chuột gây hại với tỷ lệ gây hại từ 30-40%, cá biệt một số cánh đồng tại Đại Hưng, Đại Thạnh, Đại Hòa, Đại Nghĩa, Đại Hiệp bị chuột gây hại nghiêm trọng với tổng diện tích khoảng 56ha.

Saturday. August 24th, 2013
Khởi Nghiệp Với Giống Ếch Thái Lan Khởi Nghiệp Với Giống Ếch Thái Lan

Đầu năm 2010, qua tìm hiểu anh Lê Đức Anh – thị trấn Tân Minh (Hàm Tân - Bình Thuận) biết giống ếch Thái Lan dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao.

Thursday. April 11th, 2013
Nông Dân Chặt Bỏ Cây Cao Su, Hệ Quả Tất Yếu Của Việc Làm Ăn Theo 'Phong Trào' Ở Đác Nông Nông Dân Chặt Bỏ Cây Cao Su, Hệ Quả Tất Yếu Của Việc Làm Ăn Theo 'Phong Trào' Ở Đác Nông

Nhiều diện tích cao su ở xã Thuận Hạnh, huyện Đác Song đã 10 năm tuổi mà thân cây chỉ bằng cổ tay, không cho mủ nên bị người dân chặt bỏ hoặc bỏ hoang.

Thursday. May 30th, 2013
Vui Buồn Nghề Thu Mua Tôm, Cua Ở Bạc Liêu Vui Buồn Nghề Thu Mua Tôm, Cua Ở Bạc Liêu

Ở vùng nông thôn, nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Ông Trần Văn Phúc, một hộ nuôi tôm (ấp An Điền, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải - Bạc Liêu) nói: “Ở địa phương này, đường sá đi lại khó khăn, nên thương lái ít vào đây thu mua tôm, cua… Nếu không có người thu mua tôm, cua, người dân ở đây sẽ gặp khó khăn”.

Thursday. April 11th, 2013
Sản Lượng Vải Thiều Chín Sớm Ở Bắc Giang Tăng Và Được Giá Sản Lượng Vải Thiều Chín Sớm Ở Bắc Giang Tăng Và Được Giá

Những ngày này, thị trấn Cao Thượng tràn ngập sắc đỏ đặc trưng của vải sớm Tân Yên. Dọc đường vào xã Phúc Hoà (nơi có diện tích vải sớm lớn nhất huyện, khoảng 350 ha) có hàng chục điểm cân vải. Nông dân chở vải từ các xã Phúc Hoà, Liên Sơn, Cao Thượng, Hợp Đức, Tân Trung…

Thursday. May 30th, 2013