Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giảm thiệt hại cho cây lúa miền Tây

Giảm thiệt hại cho cây lúa miền Tây
Publish date: Monday. November 2nd, 2015

Tạo thêm giống cây “lách lũ” và chịu mặn

Mới đây, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Australian (ACIAR) đã công bố kết quả nghiên cứu 4 năm về các tác động của biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó của người dân ở  ĐBSCL.

Trong đó có những giải pháp giảm thiệt hại cho nghề trồng lúa khu vực này.

Kết quả nghiên cứu của Dự án CLUES giúp nông dân trồng lúa ở ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trao đổi với NTNN, bà Nguyễn Thị Thanh An- Trưởng đại diện Trung tâm ACIAR cho biết,  Dự án “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất ở ĐBSCL: Sự thích ứng của các hệ thống canh tác trên nền lúa, gọi tắt là CLUES” do ACIAR  tài trợ từ năm 2011-2015.

Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) là cơ quan thực hiện chính dự án, với sự phối hợp của nhiều đối tác Việt Nam; còn đối tác Australia là Cơ quan Nghiên cứu khoa học CSIRO.

Các công nghệ canh tác lúa được xác định thông qua thí nghiệm thực địa ở các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau (các tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang và Cần Thơ), và được hỗ trợ bằng các bản đồ GIS về tác động của nước biển dâng để đưa ra những can thiệp có chủ đích nhằm duy trì năng suất cao trong các hệ thống lúa.

Kết quả nghiên cứu của dự án CLUES cho thấy, kỹ thuật tưới ngập-khô xen kẽ có nhiều triển vọng trong chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu để làm giảm phát thải khí metan từ đồng ruộng.

Phát thải khí metan có thể giảm tới 50% khi áp dụng kỹ thuật tưới này.

Ngoài ra, dự án cũng nghiên cứu và chọn tạo được các giống lúa như OM4488, OM4900, OM7347, TLH1, OMCS2009 phù hợp với vùng chịu ngập lũ.

Đặc biệt, các giống lúa ngắn ngày, năng suất cao và chống chịu mặn tốt như OM4900, OM10252, OM 5629… thích hợp với mô hình lúa-tôm.

Những giống này cho thu hoạch sớm hơn, có thể tránh xâm nhập mặn cuối vụ và có nhiều thời gian để chuẩn bị cho vụ tôm tiếp theo.

“Dự án còn nghiên cứu được tác động của nước biển dâng bằng việc bản đồ hoá các vùng có nguy cơ bị xâm nhập mặn sâu nhất được thể hiện ở độ phân giải cao, trình diễn mô hình theo không gian và theo mùa của nguy cơ lũ và mặn trong tương lai.

Kết hợp với các công nghệ cải tiến, những bản đồ này có thể sử dụng để thay đổi có chủ đích đối với các hệ thống sản xuất lúa ở ĐBSCL” - bà Nguyễn Thị Thanh An cho biết.

Giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu

"Có 3 điểm mới mà Dự án CLUES nghiên cứu chỉ ra được là lập bản đồ các vùng bị nước biển ngập sâu nhất; tạo ra giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu và kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ”.Bà Nguyễn Thị Thanh An  

Theo ông Châu Minh Khôi (Đại học Cần Thơ): “Nông dân trồng lúa ở ĐBSCL đã và đang phải hứng chịu những tác động lớn của biến đổi khí hậu như nước biển dâng, dẫn đến xâm ngập mặn trên đồng lúa.

Điều này đe doạ sự phát triển bền vững của ngành lúa gạo cả nước” - ông Khôi cho biết.

Còn theo TS Reiner Wassman - Giám đốc Dự án CLUES kiêm cán bộ điều phối Chương trình nghiên cứu BĐKH của IRRI, việc kết hợp nhiều lĩnh vực khoa học trong dự án CLUES – bao gồm thuỷ văn, chọn tạo giống, quản lý cây trồng và nghiên cứu kinh tế xã hội – đã đem lại những kết quả rõ ràng về những hiểm hoạ tương lai do nước biển dâng gây ra cũng như những chiến lược ứng phó (thích ứng và giảm nhẹ) tác động xấu của biến đổi khí hậu trong các hệ thống có cây lúa là cây trồng chính ở ĐBSCL.

 Dựa trên các kết quả nghiên cứu từ trước của IRRI cùng các đối tác Việt Nam và Australia, Dự án CLUES nhằm tăng cường năng lực thích ứng của các hệ thống lúa ở ĐBSCL, đồng thời cung cấp cho nông dân và các cơ quan khuyến nông những kỹ thuật và kiến thức giúp cải thiện an ninh lương thực, không phải chỉ của khu vực mà cả thế giới bởi Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh cho biết, Dự án CLUES là nghiên cứu có nhiều kết quả giúp cho các nhà quản lý và nông dân khu vực ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu trong thời gian tới. 


Related news

Cam Canh Trụ Vững Ở Vùng Cao Cam Canh Trụ Vững Ở Vùng Cao

Quan sát vườn cam Canh, nói đúng hơn là đồi trồng cây ăn quả các loại rộng hơn 1ha của gia đình Chỉnh, chúng tôi thấy anh sắp xếp rất khoa học. Phần diện tích trên dốc cao anh trồng vải U Hồng, giống vải chín sớm, có chất lượng thơm ngon; phần dưới chân đồi anh dành để trồng cam Canh, cùng bưởi Diễn, cam Vinh

Saturday. November 12th, 2011
Vũng Tàu: Mô Hình Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Theo Tiêu Chuẩn VIETGAP: Hiệu Quả Nhưng Nông Dân Chưa Mặn Mà Vũng Tàu: Mô Hình Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Theo Tiêu Chuẩn VIETGAP: Hiệu Quả Nhưng Nông Dân Chưa Mặn Mà

Vườn thanh long ruột đỏ trồng theo tiêu chuẩn VIETGAP của gia đình anh Nguyễn Đình Lưu chuẩn bị cho ra trái vụ mới.

Wednesday. June 20th, 2012
Chanh Tăng Giá Kỷ Lục Chanh Tăng Giá Kỷ Lục

Nông dân trồng chanh ở huyện Cái Bè (Tiền Gaing) rất phấn khởi vì giá tăng cao ngất ngưởng.

Tuesday. April 17th, 2012
Lay Lắt Sống Với Nghề Lay Lắt Sống Với Nghề

Thu nhập thấp, điều kiện làm việc thiếu thốn, lại không được hưởng các chính sách về bảo hiểm, biên chế đã khiến cho hoạt động của đội ngũ thú y viên cơ sở ở các thôn, xã gặp nhiều khó khăn.

Wednesday. June 20th, 2012
Dùng Pheromone Diệt Côn Trùng Gây Sùng Khoai Lang Dùng Pheromone Diệt Côn Trùng Gây Sùng Khoai Lang

Với khoảng 5.000 ha, Bình Minh và Bình Tân là hai huyện trồng khoai lang nhiều nhất ở tỉnh Vĩnh Long, hàng năm sản xuất trên 200 ngàn tấn các giống khoai nổi tiếng như khoai nghệ, khoai đỏ, tím nhật, lục ngạn, bí đỏ...

Wednesday. November 16th, 2011