Đông Anh Đẩy Mạnh Phát Triển Trang Trại
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành những vùng sản xuất nông sản hàng hóa chất lượng cao, thực hiện dồn điền đổi thửa và đẩy mạnh phát triển mô hình trang trại là hướng đi mới đang được huyện Đông Anh chú trọng.
Những ông chủ trẻ
Theo thống kê của phòng kinh tế huyện Đông Anh, toàn huyện có hơn 700 hộ sản xuất chăn nuôi tổng hợp theo mô hình trang trại. Trong đó, gần 200 trang trại được UBND thành phố cấp giấy chứng nhận, hơn 500 trang trại đang hoạt động sản xuất với diện tích trên 3.600m2/trang trại.
Ông Nguyễn Bá Trình – chuyên viên Phòng Kinh tế huyện Đông Anh cho biết: Trong những năm qua, Đông Anh là một trong những huyện chịu tác động lớn của quá trình đô thị hóa, nhiều diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để phục vụ các dự án phát triển đô thị, công nghiệp…
Mặc dù vậy, Đông Anh vẫn xác định nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM). “Với diện tích đất nông nghiệp là 9.785ha, thu hút hơn 700 hộ làm mô hình trang trại, thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt là các thanh niên làng tham gia làm trang trại rất đông, đây là nét mới” - ông Trình nói.
Đinh Văn Đoàn (thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương)?là một trong những ông chủ trẻ với mô hình trang trại chăn nuôi lợn giống đang tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương.
Anh chia sẻ: Trước đây, gia đình tôi nuôi lợn với số lượng nhỏ lẻ, nuôi theo phương thức truyền thống nên thu nhập không cao mà lợn dễ mắc dịch. Năm 2007, tôi chuyển đổi sang nuôi lợn giống chất lượng cao theo hình thức công nghiệp, vừa đảm bảo chất lượng, môi trường mà lãi gấp 2 – 3 lần...
Anh Đoàn phấn khởi khoe: “Trang trại tôi nuôi được 300 lợn nái, trung bình mỗi tháng có khoảng 60 – 65 lợn mẹ đẻ (2 lứa/năm). Thông thường cứ mỗi tháng xuất 600 – 700 lợn con với giá 1.300.000 đồng/con”. Trang trại nuôi lợn giống theo hệ thống nuôi công nghiệp mỗi năm đem về cho gia đình anh Đoàn khoản lãi 1 tỷ đồng.
Cũng như anh Đoàn, rất nhiều hộ gia đình trẻ ở Đông Anh phát triển kinh tế nhờ mô hình trang trại tổng hợp. Anh Nguyễn Văn Vĩnh ở thôn Lương Nỗ, xã Tiên Dương xây dựng mô hình trang trại tổng hợp từ năm 2007, đến nay mô hình đem về cho gia đình anh 500 – 600 triệu đồng/năm.
“Diện tích toàn trang trại của gia đình trên 1ha, tôi đang thả nuôi các loại cá tổng hợp như rô phi đơn tính, chép, trôi, với diện tích 7.000m2 ao; còn lại tôi trồng 200 gốc bưởi Diễn đang thời kỳ thu hoạch; 100 con ngỗng thịt” - anh Vĩnh cho biết.
Biết áp dụng kiến thức, nhanh làm giàu
Ông Nguyễn Bá Trình cho biết: Để có được thành công về phát triển các mô hình trang trại trên địa bàn huyện như hiện nay, ngoài ý chí vươn lên, tự lực tự cường của bà con nông dân còn có một phần không nhỏ sự vào cuộc của các cán bộ khuyến nông, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên.
“Hàng năm, UBND huyện Đông Anh chi 800 – 1 tỷ đồng kinh phí cho các đơn vị như Khuyến nông, Hội Phụ nữ để thực hiện các chương trình tập huấn; chuyển giao khoa học kỹ thuật; tham quan các mô hình điểm; hỗ trợ phân bón, giống cây trồng… cho bà con. Có như vậy, bà con mới biết áp dụng những kiến thức để nhanh làm giàu” - ông Trình chia sẻ.
Anh Nguyễn Văn Vĩnh thống kê: “Với diện tích 7.000m2 ao thả nuôi cá cho thu hoạch 8 – 10 tấn/năm; hơn 1.000 quả bưởi Diễn/vụ cho lãi 30 – 40 triệu đồng; 100 con ngỗng với giá bán 110.000 đồng/kg cũng cho thu 40 – 50 triệu đồng”.
Ông Nguyễn Văn Thụ - cán bộ khuyến nông xã Tiên Dương nhấn mạnh: Nông dân không thích học theo kiểu máy móc, sách vở. Chính vì vậy để tổ chức cho mỗi đợt tập huấn, chúng tôi đều cho bà con thực hành tại chỗ, có như vậy bà con sẽ nhớ lâu hơn mà không mất thời gian giảng lý thuyết rồi đến phần thực hành phải truyền đạt lại.
“Trung bình xã Tiên Dương mỗi năm tổ chức khoảng 10 lớp tập huấn, thời gian học từ 1 – 7 ngày/lớp, tùy từng chương trình. Tham gia học bà con còn được hỗ trợ tài liệu nghiên cứu, bút, vở, tiền ăn trưa”- ông Thụ cho biết.
Anh Vĩnh cho hay, trước khi trở thành chủ trang trại, anh từng 10 năm làm gia công quần áo thời trang, vừa vất vả lại mất nhiều thời gian. Sau khi đăng ký tham gia một lớp tập huấn chuyển đồi nghề do phòng kinh tế huyện tổ chức, anh quyết tâm dồn tiền mua đất làm trang trại. “Mới làm nên tôi chưa đầu tư nhiều, chỉ nuôi các loại cá tổng hợp. Vừa làm vừa học tập kinh nghiệm, cộng với sự hỗ trợ kỹ thuật của trạm khuyến nông, sau 4 năm trang trại tôi đã có nguồn thu” - anh Vĩnh bộc bạch.
Có thể bạn quan tâm
Bưởi Đoan Hùng là loại quả đặc sản có nguồn gốc ở vùng Đoan Hùng –Phú Thọ. Quả hình cầu dẹt, chín màu vàng sáng, cùi mỏng, múi ráo, tôm mọng nước, màu trắng ngà, ăn ngọt mát, mùi thơm đặc trưng. Trồng một sào 360m2 khoảng 50-60cây bưởi cho thu nhập 10-12 triệu đồng.
Có nhiều tiềm năng, lợi thế về khí hậu và nguồn nước lạnh nhưng thời gian qua, ngành nuôi cá nước lạnh (trong đó chủ yếu là cá tầm) của Việt Nam phát triển chưa xứng tầm. Không những vậy, ngành chăn nuôi còn non trẻ này đang đứng trước nguy cơ bị cá tầm Trung Quốc nhập lậu đè bẹp.
Hồ Cây Đa, huyện Lục Nam (Bắc Giang) rộng mênh mông. Mỗi năm vào mùa đông, người dân ven hồ thấy đàn vịt trời thi thoảng “ghé chân”. Không ai nhìn rõ hình thù vì cứ nghe tiếng động, thoáng có bóng người là chúng bay vút đi.
Những ngày này, nhiều nông dân ở huyện Bình Đại đang vui niềm vui được mùa tôm thẻ chân trắng. Anh Lê Hoàng Vũ ngụ xã Bình Thới (huyện Bình Đại) cho biết, gia đình anh vừa thu hoạch ao tôm rộng 3.000 m2, sản lượng đạt 2,7 tấn.
Ông Nguyễn Thành Sinh ở khu phố Trung Thắng, phường Bình Thắng (TX. Dĩ An - Bình Dương) thời gian qua được nhiều người dân ở khu phố biết đến vì có cách làm ăn mới mang lại hiệu quả cao. Ông là hội viên nông dân (ND) tiêu biểu tham gia tích cực các phong trào của hội ở địa phương và thành công trong việc thực hiện mô hình nuôi dế thương phẩm.